BÁO CÁO
Phân tích thị trường lao động Nam Định 9 tháng năm 2021.
I. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 15/10/2021 Cục thống kê tỉnh Nam Định tổ chức sơ kết công tác thống kê 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác quý IV năm 2021.
* Toàn ngành sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2021
Chỉ số IIP tăng 11, 72% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
- Công nghiệp chế biến chế tạo tăng 11,83%
- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 6,80%
- Cung cấp nước, lao động quản lý và sử lý rác thải, nước thải tăng 9,97%
- Riêng khai khoáng giảm 4,83%
Đặc biệt một số sản phẩm tăng khá so với cùng kỳ như:
- Bánh kẹo các loại tăng: 11,1%
- Bao bì và túi bằng giấy tăng 10,8%
- Thuốc dạng viên các loại 9,1%
- Sợi các loại tăng 11,5%
- Quần áo may sẵn tăng 11,8%
- Giày dép tăng 14,5%
- Cửa ra vào, cửa sổ bằng sắt, thép tăng 14,8%
- Nước uống được 12%
*Ngành thương mại
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt: 38.644,8 tỷ đồng tăng 11,9%. Trong đó:
- Thương nghiệp đạt 34.576,5 tỷ đồng tăng 13% so với cùng kỳ
- Lưu trú và ăn uống 2.026,5 tỷ đồng tăng 0,7 %
- Dịch vụ khác 2.035,8 tỷ đồng tăng 6,1%
- Riêng dịch vụ lữ hành doanh thu 9 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 6 tỷ đồng giảm 18,7% so với cùng kỳ năm trước.
* Ngành Xuất nhập khẩu hàng hóa
- Xuất siêu 9 tháng đầu năm 2021 đạt 868,3 triệu USD. Trong đó:
+ Nhập khẩu 1.072,2 triệu USD tăng 19,8 %
+ Xuất khẩu đạt 1.940,5 triệu USD tăng 28,5%
*Chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước: 99,84%
- Chỉ số giá vàng là 115,32%
- Chỉ số giá Đô la Mỹ: 99,09%
* Thu, chi ngân sách nhà nước
- Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 15.141 tỷ đồng tăng 6,1% so với cùng kỳ. Trong đó thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 4.581 tỷ đồng tăng 20,2 %
- Tổng chi ngân sách nhà nước là 9.625 tỷ đồng giảm 0,2% so với cùng kỳ. Trong đó chi đầu tư phát triển là: 3.950 tỷ đồng tăng 8,0%.
- Vốn đầu tư (thực hiện trên địa bàn theo giá hiện hành): Tổng số vốn đầu tư đạt 28.300,5 tỷ đồng tăng 7,7%. Trong đó:
+ Ngân sách nhà nước là 4.000,2 tỷ đồng tăng 12,9%
+ Vốn dân cư và tư nhân là 20.820,5 tỷ đồng tăng 8,8%
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 2.579 tỷ đồng giảm 7%
+ Vốn đầu tư khác là 901 tỷ đồng tăng 9,3%
* Ngành Vận tải
Tổng số 4.023,7 tỷ đồng tăng 3,6%
- Vận tải hành khách là 755 tỷ đồng giảm 12,5%
- Vận tải hàng hóa là 3.155,7 tỷ đồng tăng 8,1%
(Nguồn: theo cục thống kê Nam Định tổng hợp ngày 30/09/2021)
II. Một số đặc điểm về xu hướng thị trường lao động trên địa bàn.
Năm 2021, nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung gặp rất nhiều khó khăn bởi đại dịch Covid-19. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến thị trường lao động của trong nước và thế giới và qua đó phải thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Sự khó khăn bị ảnh hưởng của thị trường lao động được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu, kết quả khác nhau nhưng cơ bản được thông qua một số vấn đề sau:
1. Nhu cầu nhân lực
1.1. Xét theo vị trí
Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp 9 tháng năm 2021 là 37.096 việc làm trống. Các doanh nghiệp tập trung nhiều ở nhóm Chuyên viên - Nhân viên 36.753 việc làm trống chiếm 99.08%. Tiếp đến là nhóm chiếm tỷ lệ rất nhỏ như “Quản lý cấp trung” 11 việc làm trống chiếm 0.03 %, Quản lý cấp cao là 12 việc làm trống chiếm 0.03 %; “Quản lý nhóm giám sát” 153 việc làm trống chiếm 0.41% và cộng tác viên 167 việc làm trống chiếm 0.45%.
Hình 1. Cơ cấu nhu cầu tuyển dụng phân theo chức vụ
Đơn vị %
Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng
1.2. Xét theo trình độ Chuyên môn kỹ thuật
Nhu cầu tuyển dụng lao động trong 9 tháng năm 2021 tập trung chủ yếu là Không yêu cầu 33.195 việc làm trống chiếm 89.48 % (tăng 53.23% so với cùng kỳ năm ngoái). Do tỉnh Nam Định là một tỉnh có lợi thế, truyền thống phát triển về công nghiệp dệt may nên nhu cầu sử dụng nhiều lao động không yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật là một điều dễ hiểu. Tận dụng lợi thế này, tỉnh Nam Định đã làm rất tốt công tác giải quyết lao động cho người lao động cho mọi đối tượng từ lao động có trình độ chuyên môn cao đến những lao động phổ thông.
Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Đại học trở lên là 1.398 việc làm trống chiếm 3.77 %; trình độ Trung cấp 1.519 việc làm trống chiếm 4.09 %; trình độ Cao đẳng 984 việc làm trống chiếm 2.65 %.
Hình 2: Cơ cấu nhu cầu tuyển dụng phân theo trình độ CMKT
Đơn vị %
Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng
1.3. Xét theo số năm kinh nghiệm
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định hầu hết là may mặc, giầy da, lắp ráp linh kiện điện tử... cần nhiều lao động kể cả lao động "Chưa có kinh nghiệm" sau đó doanh nghiệp tự đào tạo tay nghề cho người lao động để phù hợp với dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp 30.225 việc làm trống chiếm 81.48 % (tăng 45.85 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020), lao động có "1 năm kinh nghiệm" 6.238 việc làm trống chiếm 16.82 % (giảm 15.05 điểm phần trăm so với cũng kỳ năm ngoái); "2 năm kinh nghiệm ” 594 việc làm trống chiếm 1.60 % (giảm 28.40 điểm phần trăm so với cũng kỳ năm ngoái); “3 năm kinh nghiệm” 13 việc làm trống chiếm 0.04 % (giảm 2.46 điểm phần trăm so với cũng kỳ năm ngoái); “4 năm” 15 việc làm trống chiếm 0.04% (tăng 0.04 điểm phần trăm so với cũng kỳ năm ngoái); “5 năm” 11 việc làm trống 0.03% (tăng 0.03 điểm phần trăm so với cũng kỳ năm ngoái).
Hình 3: Nhu cầu tuyển dụng phân theo số năm kinh nghiệm
Đơn vị %.
Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng
1.4. Xét theo mức lương
Mức lương doanh nghiệp trả cho người lao động tập trung ở mức “5-7 triệu” chiếm 50.63%; tiếp đó là mức “thỏa thuận” chiếm 40.92%; mức “7-10 triệu” chiếm 8.37%; và mức “10-15 triệu”; “15-20 triệu”; “3-5 triệu” chiếm ở mức thấp lần lượt là 0.06%; 0.01% và 0.01%.
Hình 4: Nhu cầu tuyển dụng theo mức lương trả cho người lao động
Đơn vị %.
Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng
2. Nhu cầu tìm việc làm
Theo số liệu thu thập từ lao động đến Trung tâm tìm kiếm việc làm, lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu tìm kiếm việc làm, Website, Facebook,… có 2.273 lao động có nhu cầu tìm việc làm.
2.1. Xét theo số năm kinh nghiệm
Người tìm việc "Chưa có kinh nghiệm" chiếm 14.29% tăng 25.66 điểm phần trăm so với cùng kỳ; "7 năm trở lên" chiếm 29.17 %; "6 năm" chiếm 2.95 %; "5 năm" chiếm 12.1 %; "4 năm" chiếm 9.11 %; “3 năm” chiếm 8.23%; “2 năm” chiếm 13.15%; “1 năm” chiếm 11%.
Hình 5: Người lao động tìm việc với số năm kinh nghiệm
Đơn vị %
Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng
2.2. Xét theo mức lương mong muốn
Theo số liệu tổng hợp từ nhu cầu tìm việc làm của người lao động 9 tháng năm 2021, mức lương người lao động mong muốn nhiều nhất là mức lương "5-7 triệu" chiếm 35.64 % (giảm 8.31 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái); tiếp đến là mức lương "7-10 triệu" chiếm 28.77 % (giảm 0.18 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái); mức lương “thỏa thuận” chiếm 27.89% (tăng 20 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái); mức lương "3-5 triệu" chiếm 3.21 % (giảm 15.47 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái); mức “3-5 triệu”; “10-15 triệu” và “15-20 triệu”; “1-3 triệu” lần lượt là 3.21%; 1.98%; 1.67% và 0.75%.
Hình 6: Mức lương mong muốn của người lao động
Đơn vị %.
Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng
Hình 7: Mức lương mong muốn của người lao động có trình độ Đại học
Đơn vị %
Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng
Trong tổng số 2.273 lao động đi tìm việc 9 tháng năm 2021 thì người lao động có trình độ đại học đi tìm việc là 635 lao động. Mức lương mong muốn của người lao động có trình độ đại học chủ yếu là “thỏa thuận” có 206 lao động chiếm 32.45%; mức “5-7 triệu” có 198 lao động chiếm 31.18%, mức lương “7-10 triệu” có 178 lao động chiếm 28.03%, “15-20 triệu” có 21 lao động chiếm 3.30%, “10-15 triệu” có 20 lao động chiếm 3.15%, mức lương “1-3 triệu” có 6 lao động chiếm 0.95%, mức lương “3-5 triệu” có 6 lao động chiếm 0.95%.
2.3. Kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm mà người tìm việc đã trang bị nhiều nhất cho bản thân là "Kỹ năng chịu được áp lực công việc" chiếm 20.35%. Tiếp đến đó là "Kỹ năng giao tiếp ứng xử" chiếm 16.45%; "Kỹ năng làm việc nhóm" chiếm 13.35%; "Chủ động" chiếm 9.46% và "Tập trung" chiếm 10.41%.
Hình 8. Năm nhóm kỹ năng mềm chủ yếu của lao động có trình độ Đại học.
Đơn vị %
Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng
3. Kết nối cung- cầu
3.1 Xét theo ngành nghề tuyển dụng nhiều nhất.
Trong tổng số nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp nhóm ngành, nghề được tuyển dụng nhiều nhất lần lượt là: "Thợ may, thợ cắt và thêu" chiếm 64.69 % tổng nhu cầu tuyển dụng, tiếp đến là "nhân viên tư vấn bán hàng" là 0.40% tổng nhu cầu tuyển dụng, "thợ hàn, thợ cơ khí" chiếm 0.39 % tổng nhu cầu tuyển dụng,....
Trong tổng số người có nhu cầu việc làm thì số người lao động ứng tuyển vào vị trí "Thợ may, thợ cắt và thêu" chiếm 23.85% tổng nhu cầu tìm việc làm, ứng tuyển vào vị trí "nhân viên tư vấn bán hàng" chiếm 3.08% tổng số nhu cầu ứng tuyển, "Thợ hàn, thợ cơ khí" chiếm 2.99% tổng nhu cầu ứng tuyển,...
Kết quả từ việc kết nối cung - cầu lao động trong 9 tháng năm 2021 có 2.162 người được giới thiệu việc làm.
Hình 9. Tám ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất ứng với tám ngành nghề có nhu cầu tìm việc.
Đơn vị %
Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng
3.2 Xét theo kỹ năng mềm
Nhu cầu tuyển dụng lao động 9 tháng năm 2021 tập trung chủ yếu là đa phần là công nhân ngành công nghiệp, chế tạo như: dệt, may, giầy da, nhựa.... Bên cạnh những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm làm việc, nhiều doanh nghiệp cũng yêu cầu lao động phải trang bị được một số kỹ năng nhất định như “kỹ năng giao tiếp và ứng xử” chiếm 19.25%, “kỹ năng làm việc nhóm” chiếm 19.11%, “kỹ năng chịu áp lực công việc” chiếm 18.22%, “kỹ năng sự chủ động” chiếm 18.01%, “kỹ năng tập trung” chiếm 16.35%, “khả năng kết nối” chiếm 7.64% còn các kỹ năng khác chiếm 1.43%.
Từ kết quả phân tích có thể thấy tỉ lệ giữa các nhóm kỹ năng doanh nghiệp yêu cầu cũng như người lao động trang bị cho mình chênh lệch không nhiều. "Kỹ năng giao tiếp và ứng xử" chiếm 16.88% nhu cầu tìm việc; " Kỹ năng làm việc nhóm" chiếm 9.8%; "Sự chủ động" chiếm 10.48%, "Kỹ năng tập trung" chiếm 13.73% và "Chịu được áp lực công việc" chiếm 21.81%; “khả năng kết nối” chiếm 2.65% còn các kỹ năng khác chiếm 24.65%.
Từ kết quả phân tích có thể thấy tỉ lệ giữa các nhóm kỹ năng mà doanh nghiệp yêu cầu cũng như người lao động trang bị cho mình không chênh lệch quá nhiều. Trên thực tế tại Nam Định, đa phần là lao động đã có kinh nghiệm làm việc trong các ngành may mặc, dệt nhuộm...nên cũng đáp ứng được khá đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng.
Hình 10. Sáu kỹ năng mềm của người tìm việc và yêu cầu kỹ năng mềm của doanh nghiệp đối với Người lao động.
Đơn vị %
Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng
Trong bối cảnh cả nước bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19 như Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, nhưng trong 9 tháng đầu năm 2021 thì thị trường lao động của tỉnh Nam Định cơ bản vẫn ổn định. Thị trường lao động phát triển theo xu hướng đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý; phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp tạo nhiều chỗ việc làm mới thu hút lao động vào làm việc đặc biệt là lao động làm trong lĩnh vực dệt may, giầy da, … Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu tuyển dụng lao động 9 tháng năm 2021; các doanh nghiệp trong tỉnh có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn nếu như mức lương và các chế độ đãi ngộ không tốt thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc tuyển dụng lao động vào làm việc. Tuy nhiên, thực trạng nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào công nhân dệt may, da giầy và không yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật nhưng số nhu cầu tìm việc làm ở lĩnh vực này lại ít, đa số người lao động có nhu cầu tìm việc tập trung vào những ngành như hành chính nhân sự, kế toán, … Đây là bị ảnh hưởng của thực trạng đào tạo “thừa thầy, thiếu thợ” của các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh.
III. Thực trạng lao động thất nghiệp
1. Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Tính từ ngày 01/01/2021 đến ngày 30/09/2021 trong 9 tháng năm 2020 tỉnh Nam Định có 6.739 người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Và 6.526 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, 6.434 người được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bảng 1: Kết quả thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
STT
|
Chỉ tiêu
|
ĐVT
|
9 tháng năm 2021
|
1
|
Số nộp hồ sơ hưởng TCTN
|
Người
|
6.739
|
2
|
Số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
|
Người
|
6.526
|
3
|
Số người được hưởng TCTN
|
Người
|
6.434
|
4
|
Số người tạm dừng TCTN
|
Người
|
316
|
5
|
Số người tiếp tục hưởng TCTN
|
Người
|
141
|
6
|
Số quyết định bị hủy hưởng TCTN
|
QĐ
|
109
|
7
|
Số người được hỗ trợ học nghề
|
Người
|
108
|
8
|
Số người hưởng TCTN được tư vấn giới thiệu việc làm
|
Lượt người
|
6.974
|
9
|
Số người nhận được việc làm khi đang hưởng TCTN
|
Người
|
345
|
Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng
2. Một số đặc điểm của lao động thất nghiệp.
Từ kết quả thu thập thông tin của 6.739 người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 9 tháng năm 2021 của Phòng Bảo hiểm thất nghiệp báo cáo. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nam Định đưa ra phân tích một số đặc điểm của lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định như sau:
2.1. Xét theo nhóm tuổi
Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, những người lao động thất nghiệp tập trung lớn ở trình độ “cao đẳng”, sau đó lần lượt đến các nhóm “đại học” với tỷ lệ, và thấp nhất ở nhóm “sơ cấp nghề” .
Theo xu hướng chung của độ tuổi, số liệu người thất nghiệp được phân tổ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng tuân theo quy luật giảm dần. Ở phân tổ (đại học và cao đẳng, lao động phổ thông), người thất nghiệp ở các trình độ này đều tập trung nhiều ở độ tuổi 26-30 tuổi và giảm dần ở các độ tuổi tiếp theo. Còn ở phân tổ (trung cấp) người lao động thất nghiệp tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi “31-35 tuổi”.
Nguyên nhân thất nghiệp của lao động chủ yếu là do nguyên nhân “Mất việc do nguyên nhân khác”. Và nguyên nhân lớn thất nghiệp trong 9 tháng năm 2021 là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Dịch bệnh làm ảnh hưởng rất lớn tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh nói riêng, và cả trong nước và các nước trên thế giới.
Bên cạnh đó có rất nhiều lao động thất nghiệp tự nguyện (chủ động thất nghiệp). Sau một khoảng một thời gian làm việc, tích lũy đủ kinh nghiệm và kỹ năng, người lao động sẽ có thiên hướng tìm doanh nghiệp khác, các công việc khác có thu nhập tốt hơn (thăng tiến trong công việc hay hiện tượng "nhảy việc"). Điều này là phù hợp với số liệu khi mà theo số liệu tính toán thì nhóm lao động thất nghiệp tập trung chủ yếu vào những người trẻ tuổi (nhóm tuổi 26-30 tuổi), có trình độ "Đại học" hoặc "Lao động phổ thông, không có CMKT" và nguyên nhân thất nghiệp là người lao động nộp đơn chấm dứt HĐLĐ.
Tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm cố định và lưu động.
Khai thác, thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động.
Trên đây là nội dung Báo cáo Phân tích thị trường lao động tỉnh Nam Định 9 tháng năm 2021. Trong quá trình thực hiện, báo cáo có thể còn tồn tại nhiều thiếu sót xuất phát từ những hạn chế về nhân lực và nguồn số liệu. Rất mong nhận được sự góp ý từ các tổ chức, cá nhân để báo cáo ngày càng hoàn thiện hơn./.