I. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định trong 9 tháng năm 2020 đã duy trì và phát triển ổn định. Nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội chủ yếu tăng so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,87% toàn ngành. Trong đó chế biến chế tạo tăng 6,02%, sản xuất và phân phối điện khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí tăng 1,95 %, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,52 %, chỉ có khai khoảng giảm 39,02 % so với cùng kỳ.

Trong 9 tháng qua nổi bật có một số sản phẩm tăng khá như: Nước mắm 5,2%, giầy dép 2,8%, sợi các loại 12,9%, vải các loại 6,9%, thuốc dạng viên 4,8%, thuốc dạng lỏng các loại 6,2 % quần áo may sẵn 5,3 %, nước uống được 1,2 %

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tổng số 34.532,7 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ, thương nghiệp đạt 30.593 tỷ đồng tăng 6,9%, dịch vụ khác 1.920,6 tỷ đồng tăng 0,9 %, lưu trú và ăn uống 2.011,8 tỷ đồng giảm 8,1 % so với cùng kỳ, du lịch lữ hành 7,3 tỷ đồng giảm 48,8%.

Xuất nhập khẩu hàng hóa chỉ số giá tiêu dùng CPI  tháng 9/2020 so với tháng 8/2020 là 100,17%. Tháng 9/2020 so với tháng 9/2020 là 102,38 %. Bình quân 9 tháng năm 2020 so với cùng kỳ là 104,70 %. Xuất khẩu đạt 1.509,2 triệu USD tăng 2,2%. Nhập khẩu đạt 894,8 triệu USD tăng  6,6% so với cùng kỳ.

Thu, chi ngân sách nhà nước: Tổng chi 9.426 tỷ đồng tăng 2,7 %. Tổng thu 14.106,9 tỷ đồng tăng 5,7% so với cùng kỳ, trong đó thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 3.758 tỷ đồng giảm 6,8% so với cùng kỳ.

Thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tổng số 2.607,6 tỷ đồng tăng 27,0 % so với cùng kỳ.

Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 3.885 tỷ đồng giảm 4,0 % so với cùng kỳ.

( Nguồn số liệu tổng hợp từ Tổng cục thống kê tỉnh Nam Định, ngày 29/9/2020)

II. Một số đặc điểm về xu hướng thị trường lao động trên địa bàn.

Năm 2020, kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực, tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường lao động tỉnh, qua đó thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và an sinh xã hội trên địa bản. Sự chuyển biến tích cực của thị trường lao động được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu, kết quả khác nhau nhưng cơ bản được thông qua một số vấn đề sau:

1. Nhu cầu nhân lực

1.1. Xét theo vị trí

Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp 9 tháng năm 2020 là 6.143 việc làm trống. Các doanh nghiệp tập trung nhiều ở nhóm Chuyên viên - Nhân viên, chiếm tới 99.69 %. Tiếp đến là nhóm chiếm tỷ lệ rất nhỏ như “Quản lý cấp trung” chiếm 0 %, Quản lý cấp cao là 0 %.

Hình 1. Cơ cấu nhu cầu tuyển dụng phân theo chức vụ

Đơn vị %

leftcenterrightdel
 
 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng

1.2. Xét theo trình độ Chuyên môn kỹ thuật 

Nhu cầu tuyển dụng lao động trong 9 tháng năm 2020 tập trung chủ yếu là Không yêu cầu chiếm 36.25 % (giảm 4.72 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái). Đặc điểm của Nam Định là một tỉnh có lợi thế, truyền thống phát triển về công nghiệp dệt may nên nhu cầu sử dụng nhiều lao động không yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật là một điều dễ hiểu. Tận dụng lợi thế này, tỉnh Nam Định đã làm rất tốt công tác giải quyết lao động cho người lao động cho mọi đối tượng từ lao động có trình độ chuyên môn cao đến những lao động phổ thông.

Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Đại học trở lên là 26.25 % (tăng 14.79 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái); trình độ Trung cấp chiếm 25.31 % (giảm 0.08 điểm phần trăm); trình độ Cao đẳng chiếm 12.19 % (giảm 10 điểm phần trăm so với cùng kỳ)

Hình 2: Cơ cấu nhu cầu tuyển dụng phân theo trình độ CMKT

Đơn vị %

leftcenterrightdel
 
 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng

1.3. Xét theo số năm kinh nghiệm

          Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định hầu hết là may mặc, giầy da,... cần nhiều lao động kể cả lao động "Chưa có kinh nghiệm" sau đó doanh nghiệp tự đào tạo tay nghề cho người lao động để phù hợp với dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp chiếm 35.63 %, lao động có "Dưới 1 năm và 1 năm" chiếm 31.87 %; "2 năm” chiếm 31.87 %; “3 năm” chiếm 2.5 %; “4 năm” chiếm 0.

Hình 3: Nhu cầu tuyển dụng phân theo số năm kinh nghiệm

Đơn vị %.

leftcenterrightdel
 
 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng

2. Nhu cầu tìm việc làm

Theo số liệu thu thập từ lao động đến Trung tâm tìm kiếm việc làm, lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu tìm kiếm việc làm, Website, Facebook,… có 2.195 lao động có nhu cầu tìm việc làm.

2.1. Xét theo số năm kinh nghiệm

Người tìm việc "Chưa có kinh nghiệm" chiếm 39.95%, "7 năm" chiếm 16.71 %, "3 năm" chiếm 16.19 %, "5 năm" chiếm 13.05 %, "4 năm" chiếm 7.31 %.

Hình 4: Người lao động tìm việc với số năm kinh nghiệm

 Đơn vị %

leftcenterrightdel
 
 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng

2.2. Xét theo mức lương mong muốn

Theo số liệu tổng hợp từ nhu cầu tìm việc làm của người lao động 9 tháng năm 2020, mức lương người lao động mong muốn nhiều nhất là mức lương "5-7 triệu" chiếm 43.95 % (tăng 43.95 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019); tiếp đến là mức lương "7-10 triệu" chiếm 28.95 % (tăng 28.95 so với cùng kỳ năm 2019); mức lương "3-5 triệu" chiếm 18.68 % (tăng 18.68 so với cùng kỳ năm 2019).

Hình 5: Mức lương mong muốn của người lao động

Đơn vị %.

leftcenterrightdel
 
 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng

Hình 6: Mức lương mong muốn của người lao động có trình độ Đại học

Đơn vị %

leftcenterrightdel
 
 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng

2.3. Kỹ năng mềm

 Kỹ năng mềm mà người tìm việc đã trang bị nhiều nhất cho bản thân là "Kỹ năng giao tiếp và ứng xử" chiếm  67.45 %. Tiếp đến đó là "Kỹ năng quản lý" chiếm  28.95 %; "Kỹ năng tập trung" chiếm  9.11 %; "Chịu được áp lực công việc" chiếm  8.07 %  và "Sự chủ động " chiếm 2.6 %.

Hình 7. Năm nhóm kỹ năng mềm chủ yếu của người lao động có trình độ Đại học.

 Đơn vị %

leftcenterrightdel
 
 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng

3. Kết nối cung- cầu

 Xét theo ngành nghề tuyển dụng nhiều nhất.

Trong tổng số nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp nhóm ngành,nghề được tuyển dụng nhiều nhất, lần lượt là: "Thợ may, thợ cắt và thêu" chiếm  16.88 % tổng nhu cầu tuyển dụng, tiếp đến là "Lao động phổ thông" là 12.19 % tổng nhu cầu tuyển dụng, "Kế toán viên" chiếm 8.44 % tổng nhu cầu tuyển dụng,....

Trong tổng số người có nhu cầu việc làm thì  số người lao động ứng tuyển vào vị trí "Thợ may, thợ cắt và thêu" chiếm 30.99 % tổng nhu cầu tìm việc làm, ứng tuyển vào vị trí "Thợ lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng điện- điện tử" chiếm 16.93 % tổng số nhu cầu ứng tuyển, "Thợ hàn, thợ cơ khí" chiếm 9.64 % tổng nhu cầu ứng tuyển,...

Kết quả từ việc kết nối cung - cầu lao động trong 9 tháng năm 2020 có 1.698 người được giới thiệu việc làm.

Hình 8. Mười ngành nghề có nhu cầu tìm việc nhiều nhất ứng với mười ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng.

Đơn vị %

 
leftcenterrightdel
 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng

Xét theo kỹ năng mềm

Nhu cầu tuyển dụng lao động 9 tháng năm  2020 tập trung chủ yếu là đa phần là công nhân ngành công nghiệp, chế tạo như: dệt, may, giầy da, nhựa....  Bên cạnh những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm làm việc, nhiều doanh nghiệp cũng yêu cầu lao động phải trang bị được một số kỹ năng nhất định như “kỹ năng giao tiếp và ứng xử” chiếm 23.66%, “kỹ năng làm việc nhóm” chiếm 23.56%, “kỹ năng chịu áp lực công việc” chiếm 11.37%, “kỹ năng giải quyết vấn đề” chiếm 11.47%, “kỹ năng quản lý thời gian” chiếm 13.63%, “Kỹ năng tập trung” chiếm 7.41% còn các kỹ năng khác chiếm 8.9%.

Từ kết quả phân tích có thể thấy tỉ lệ giữa các nhóm kỹ năng doanh nghiệp yêu cầu cũng như người lao động trang bị cho mình chênh lệch không nhiều. "Kỹ năng giao tiếp và ứng xử" chiếm 56.50 % nhu cầu tìm việc; " Kỹ năng quản lý" chiếm 10.42 %; "Kỹ năng tập trung" chiếm 9.11 %, "Chịu được áp lực công việc" chiếm 8.07 % và "Sự chủ động " chiếm 8.05 % còn các kỹ năng khác chiếm 7.85% .

          Từ kết quả phân tích có thể thấy tỉ lệ giữa các nhóm kỹ năng mà doanh nghiệp yêu cầu cũng như người lao động trang bị cho mình không chênh lệch quá nhiều. Trên thực tế tại Nam Định, đa phần là lao động đã có kinh nghiệm làm việc trong các ngành may mặc, dệt nhuộm...nên cũng đáp ứng được khá đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng.

Hình 9. Năm kỹ năng mềm của người tìm việc và yêu cầu kỹ năng mềm của doanh nghiệp đối với Người lao động.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Đơn vị %

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng

Thị trường lao động ngày càng phát triển theo xu hướng đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý; phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp tạo nhiều chỗ việc làm mới thu hút lao động vào làm việc đặc biệt là lao động làm trong lĩnh vực dệt may, giầy da, … Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu tuyển dụng lao động 9 tháng năm 2020; các doanh nghiệp trong tỉnh có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn nếu như mức lương và các chế độ đãi ngộ không tốt thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc tuyển dụng lao động vào làm việc. Tuy nhiên, thực trạng nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào công nhân dệt may, da giầy và không yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật nhưng số nhu cầu tìm việc làm ở lĩnh vực này lại ít, đa số người lao động có nhu cầu tìm việc tập trung vao những ngành như hành chính nhân sự, kế toán, … Đây là bị ảnh hưởng của thực trạng đào tạo “thừa thầy, thiếu thợ” của các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh.

III. Thực trạng lao động thất nghiệp

1. Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

          Tính từ ngày 01/12/2019 đến ngày 30/08/2020 trong 9 tháng năm 2020 tỉnh Nam Định có 8.644 người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Và 7.484 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, 7.067 người được chi trả trợ cấp thất nghiệp.

Bảng 1: Kết quả thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

9 tháng năm 2019

9 tháng năm 2020

1

Số nộp hồ sơ hưởng TCTN

Người

5.287

8.644

2

Số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người

5.145

7.484

3

Số người được chi trả TCTN

Người

4.906

7.067

4

Số người tạm dừng TCTN

Người

393

446

5

Số người tiếp tục hưởng TCTN

Người

198

222

6

Số quyết định bị hủy hưởng TCTN

143

179

7

Số người được hỗ trợ học nghề

Người

162

131

8

Số người hưởng TCTN được tư vấn giới thiệu việc làm

Lượt người

5770

8715

9

Số người nhận được việc làm khi đang hưởng TCTN

Người

182

549

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng

2. Một số đặc điểm của lao động thất nghiệp.

          Từ kết quả thu thập thông tin của 8.644 người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 9 tháng năm 2020 của Phòng Bảo hiểm thất nghiệp báo cáo. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nam Định đưa ra phân tích một số đặc điểm của lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định như sau:

2.1. Xét theo nhóm tuổi

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Trong 9 tháng năm 2020, số người thất nghiệp rất nhiều tăng 163.5% so với cùng kỳ năm ngoái và tập trung chủ yếu trong nhóm “26-30 tuổi” với 26%, tiếp đến từ các nhóm “31-35 tuổi” với 22%, nhóm tuổi “36-40 tuổi” chiếm  17%,…

          Theo số liệu tính toán, người thất nghiệp có xu hướng giảm khi độ tuổi ngày càng lớn. Nhóm tuổi 26-30 có tỷ lệ cao nhất và giảm dần theo các nhóm tuổi tiếp theo. Điều này phù hợp với thực tế khi mà càng lớn tuổi nhiều người có mong muốn ổn định công việc, không muốn thay đổi công việc do đó số lượng người thất nghiệp thấp hơn so với nhóm có độ tuổi trẻ hơn.

Hình 10. Tỷ lệ thất nghiệp phân theo nhóm tuổi

Đơn vi % 

leftcenterrightdel
 
 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng

2.2. Xét theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, những người lao động thất nghiệp tập trung lớn ở trình độ “cao đẳng”, sau đó lần lượt đến các nhóm “đại học” với tỷ lệ, và thấp nhất ở nhóm “sơ cấp nghề” .

Theo xu hướng chung của độ tuổi, số liệu người thất nghiệp được phân tổ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng tuân theo quy luật giảm dần. Ở phân tổ (đại học và cao đẳng, lao động phổ thông), người thất nghiệp ở các trình độ này đều tập trung nhiều ở độ tuổi 26-30 tuổi và giảm dần ở các độ tuổi tiếp theo. Còn ở phân tổ (trung cấp) người lao động thất nghiệp tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi “31-35 tuổi”.

Hình 11. Tỷ lệ lao động thất nghiệp phân theo trình độ CMKT

Đơn vị %

leftcenterrightdel
 
 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng

2.3. Xét theo nguyên nhân thất nghiệp

          Nguyên nhân thất nghiệp của lao động chủ yếu là do nguyên nhân như hết hạn hợp đồng, hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Và nguyên nhân lớn thất nghiệp trong 9 tháng năm 2020 là do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới Virut Corona gây ra. Dịch bệnh làm ảnh hưởng rất lớn tới tình hình phát triển, ký hợp đồng đơn hàng của các doanh nghiệp trong tỉnh nói riêng, và cả trong nước và các nước trên thế giới.

          Bên cạnh đó có rất nhiều lao động thất nghiệp tự nguyện (chủ động thất nghiệp). Sau một khoảng một thời gian làm việc, tích lũy đủ kinh nghiệm và kỹ năng, người lao động sẽ có thiên hướng tìm doanh nghiệp khác, các công việc khác có thu nhập tốt hơn (thăng tiến trong công việc hay hiện tượng "nhảy việc"). Điều này là phù hợp với số liệu khi mà theo số liệu tính toán thì nhóm lao động thất nghiệp tập trung chủ yếu vào những người trẻ tuổi (nhóm tuổi 26-30 tuổi), có trình độ "Đại học" hoặc "Lao động phổ thông, không có CMKT" và nguyên nhân thất nghiệp là người lao động nộp đơn chấm dứt HĐLĐ.

Bảng 2: Nguyên nhân thất nghiệp 

                                                                                                                                    Đơn vị: %

Nhóm tuổi/Nguyên nhân thất nghiệp

Do DN, tổ chức giải thể, phá sản, thay đổi cơ dấu

Hết hạn HĐLĐ /HĐLV

Chấm dứt HĐLĐ /HĐLV trước thời hạn

Bị xử lý kỷ luật, sa thải

Do đơn phương chấm dứt HĐLĐ /HĐLV

Mất việc do nguyên nhân khác

Tổng

18-25

6.58

14.47

32.92

0.46

0.23

45.33

100

26-30

9.02

10.89

28.07

0.26

0.04

51.71

100

31-35

11.33

7.79

25.78

0.54

0.21

54.35

100

36-40

18.40

7.40

20.10

0.20

0.27

53.63

100

41-45

24.57

8.27

18.14

0.11

0

48.91

100

46-50

19.06

6.93

15.94

0.17

0

57.89

100

51-55

12.63

2.63

19.47

0

0

65.26

100

56-60

9.01

9.01

16.22

0

0

65.77

100

Trên 60

4.76

9.52

28.57

0

0

57.14

100

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 9 tháng

IV. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2021

Tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm cố định và lưu động.

Khai thác, thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động.

Trên đây là nội dung Báo cáo Phân tích thị trường lao động tỉnh Nam Định 9 tháng năm 2020. Trong quá trình thực hiện, báo cáo có thể còn tồn tại nhiều thiếu sót xuất phát từ những hạn chế về nhân lực và nguồn số liệu. Rất mong nhận được sự góp ý từ các tổ chức, cá nhân để báo cáo ngày càng hoàn thiện hơn./.

 

Báo cáo được thực hiện với sự hỗ trợ về chuyên môn và kỹ thuật của Sở Lao động – Thương binh và xã hội, Trung tâm Quốc gia Dịch vụ việc làm, Cục việc làm ( Bộ Lao động – TBXH, Các số liệu được cung cấp bởi các Phòng, Ban liên quan,…

Chịu trách nhiệm xuất bản: TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH NAM ĐỊNH

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ: Phòng Khai thác thông tin thị trường

Điện thoại: (+84)02283.848.847 Email: ttgtvlnamdinh@gmail.com

Website:http://www.vieclamnamdinh.gov.vn,

Facebook: TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH NAM ĐỊNH 

 

 

                     
TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH NAM ĐỊNH