I. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Cục Thống kê tỉnh Nam Định công bố một số vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nam Ðịnh 6 tháng đầu năm 2021:

Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng với sự chỉ đạo sát sao, có trọng tâm, trọng điểm của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2021 duy trì ổn định và phát triển, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước. Công tác phòng dịch Covid-19 được triển khai quyết liệt, chặt chẽ, đến nay tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được kiểm soát. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh 2010 ước đạt 22.886 tỷ đồng tăng 7,08%, cao hơn mức tăng 5,59% của cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 5.373 tỷ đồng, tăng 3,79% và đóng góp 0,92 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng 8.668 tỷ đồng, tăng 11,07% và đóng góp 4,04 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ 8.227 tỷ đồng, tăng 5,48% và đóng góp 2 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 618 tỷ đồng, tăng 4,26%.

Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 6.219,3 tỷ đồng, bằng 44,7% dự toán năm và giảm 21,7% so với cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 3.466,3 tỷ đồng, bằng 60,8% dự toán và tăng 42,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, thu nội địa 3.237,3 tỷ đồng, bằng 61,1% dự toán, tăng 43,7%; thu thuế xuất, nhập khẩu 220 tỷ đồng, bằng 55% dự toán, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 6.572,6 tỷ đồng, bằng 50,5% dự toán năm và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành, các lĩnh vực đạt kết quả tích cực: sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, vụ lúa xuân được mùa, sản lượng thủy sản tăng khá, chăn nuôi gia cầm phát triển; sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đạt mức tăng trưởng khá.

Nguồn:  Cục Thống kê tỉnh Nam Định công bố một số vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nam Ðịnh 6 tháng đầu năm 2021

II. Một số đặc điểm về xu hướng thị trường lao động trên địa bàn.

Kinh tế - xã hội 6 tháng năm 2021 đã có những chuyển biến tích cực, tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường lao động tỉnh, qua đó thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm và an sinh xã hội trên địa bản. Sự chuyển biến tích cực của thị trường lao động được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu, kết quả khác nhau nhưng cơ bản được thông qua một số vấn đề sau:

1. Nhu cầu nhân lực

Nhu cầu tuyển dụng của các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đăng ký tuyển dụng qua Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nam Định 6 tháng năm 2021 là 448 doanh nghiệp được kết nối khai thác thông tin với 18.590 việc làm trống tăng 6.514 việc làm trống so với 6 tháng năm 2020.

1.1. Xét theo vị trí

Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh 6 tháng năm 2021 là 18.590 việc làm trống. Các doanh nghiệp tuyển dụng tập trung nhiều ở nhóm “Chuyên viên - Nhân viên” là 18.472 việc làm trống chiếm tới 99,37 %. Tiếp đến là nhóm chiếm tỷ lệ rất nhỏ như nhóm “quản lý” là 92 việc làm trống chiếm 0,49%, “cộng tác viên” là 26 việc làm trống chiếm 0.14%.

Hình 1. Cơ cấu nhu cầu tuyển dụng phân theo chức vụ

Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 6 tháng năm 2021

1.2. Xét theo trình độ Chuyên môn kỹ thuật

Nhu cầu tuyển dụng lao động 6 tháng năm 2021 tập trung chủ yếu là “không yêu cầu bằng cấp” là 15.850 việc làm trống chiếm 85.26% (giảm 2.4 điểm phần trăm so với 6 tháng năm 2020). Đặc điểm của Nam Định là một tỉnh có lợi thế, truyền thống phát triển về công nghiệp dệt may nên nhu cầu sử dụng nhiều lao động không yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật là một điều dễ hiểu. Tận dụng lợi thế này, tỉnh Nam Định đã làm rất tốt công tác giải quyết lao động cho người lao động cho mọi đối tượng từ lao động có trình độ chuyên môn cao đến những lao động phổ thông.

Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Đại học trở lên là 1.273 việc làm trống chiếm 6.85% (tăng 5.68 điểm phần trăm so với 6 tháng năm 2020); trình độ “Trung cấp” là 715 việc làm trống chiếm 3.85% (giảm 6.33 điểm phần trăm so với 6 tháng năm 2020); trình độ “Cao đẳng” là 752 việc làm trống chiếm 4.05 % (tăng 3.07 điểm phần trăm so với 6 tháng năm 2020).

Hình 2: Cơ cấu nhu cầu tuyển dụng phân theo trình độ CMKT

Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 6 tháng năm 2021

1.3. Xét theo số năm kinh nghiệm

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định hầu hết là may mặc, giầy da,... cần nhiều lao động kể cả lao động "Chưa có kinh nghiệm" sau đó doanh nghiệp tự đào tạo tay nghề cho người lao động để phù hợp với dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp là 13.570 việc làm trống chiếm 73% (giảm 13.63 điểm phần trăm so với 6 tháng năm 2020), lao động có "1 năm kinh nghiệm" là 4.654 việc làm trống chiếm 25.03% (tăng 13.05 điểm phần trăm so với 6 tháng năm 2020); "2 năm kinh nghiệm” là 355 việc làm trống chiếm 1.91% (tăng 0.59 điểm phần trăm so với 6 tháng năm 2020); “3 năm kinh nghiệm trở lên” là 11 việc làm trống chiếm 0.06% (giảm 0.01 điểm phần trăm so với 6 tháng năm 2020);

Hình 3: Nhu cầu tuyển dụng phân theo số năm kinh nghiệm

Đơn vị %.

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 6 tháng năm 2021

2. Nhu cầu tìm việc làm

Nhu cầu người lao động đến Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nam Định và đăng ký qua trang Webbsite, facebook,… của trung tâm tìm kiếm việc làm 6 tháng năm 2021 là 1.614 người (tăng 190 người so với 6 tháng năm 2020).

2.1. Xét theo số năm kinh nghiệm

Hình 4: Người lao động tìm việc với số năm kinh nghiệm

 Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 6 tháng năm 2021

Người tìm việc "Chưa có kinh nghiệm" là 313 người chiếm 19.39% (giảm 14.11 điểm phần trăm so với 6 tháng năm 2020), "1 năm kinh nghiệm" là 190 người chiếm 11.77% ( giảm 1.63 điểm phần trăm so với 6 tháng năm 2020). "2 năm kinh nghiệm" là 251 người chiếm 15.55% ( tăng 8.05 điểm phần trăm so với 6 tháng năm 2020), "3 năm kinh nghiệm" là 127 người 7.87% ( giảm 4.33 điểm phần trăm so với 6 tháng năm 2020), " trên 4 năm kinh nghiệm" là 733 người lao động chiếm 45.42% (tăng 12.02 điểm phần trăm so với 6 tháng năm 2020)

2.2. Xét theo mức lương mong muốn

Theo số liệu tổng hợp từ nhu cầu tìm việc làm của người lao động 6 tháng năm 2021, mức lương người lao động mong muốn nhiều nhất mức lương "5-7 triệu" có 614 lao động chiếm 38.04% (tăng 2.54 điểm phần trăm so với 6 tháng năm 2020); tiếp đến mức lương "7-10 triệu" có 462 lao động chiếm 28.62% (giảm 5.88 điểm phần trăm so với 6 tháng năm 2020); mức lương "3-5 triệu" có 51 lao động chiếm 3.16% (giảm 5.84 điểm phần trăm so với 6 tháng năm 2020), mức lương “thỏa thuận” có 384 lao động chiếm 23.79% (tăng 16.69 điểm phần trăm so với 6 tháng năm 2020), các mức lương “10- 15 triệu”, “1-3 triệu” lần lượt chiếm 5.2% và 1.18%.

Qua số liệu 6 tháng năm 2020 và 6 tháng năm 2021, mức lương mong muốn của người lao động muốn hưởng từ 5 triệu -10 triệu, mức lương mong muốn từ 1 triệu đến 5 triệu có xu hướng giảm dần.

Hình 5: Mức lương mong muốn của người lao động

Đơn vị %.

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 6 tháng năm 2021

Trong tổng số 1.614 lao động đi tìm việc 6 tháng năm 2021 thì người lao động có trình độ đại học đi tìm việc là 562 lao động. Mức lương mong muốn của người lao động có trình độ đại học chủ yếu ở mức “5-7 triệu” có 194 lao động chiếm 34.52%, mức lương “7-10 triệu” có 162 lao động chiếm 28.83%, tiếp theo mức lương mong muốn “thỏa thuận” có 138 lao động chiếm 24.56%, “15-20 triệu” có 24 lao động chiếm 6.58%, “10-15 triệu” có 14 lao động chiếm 2.49%, mức lương “1-3 triệu” có 9 lao động  chiếm 1.60%, cuối cùng là mức lương “3-5 triệu” có 8 lao động chiếm 1.42%.

Hình 6: Mức lương mong muốn của người lao động có trình độ Đại học

Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 6 tháng năm 2021     

2.3. Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là kỹ năng mà các nhà tuyển dụng hết sức chú trọng mỗi khi đánh giá năng lực của người lao động. Chính vì vậy mà người lao động trước khi đi tuyển dụng cũng đã trang bị, rèn luyện hết sức kỹ lưỡng. Qua khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nam Định trong 18 kỹ năng mềm mà trung tâm đưa ra, kỹ năng mà người tìm việc đã trang bị nhiều nhất cho bản thân là “giao tiếp ứng xử” chiếm 17.42%, tiếp theo là “làm việc nhóm” chiếm 17.16%, “chịu áp lực công việc” chiếm 16.82%, “chủ động trong công việc được giao” chiếm 8.98%, “tập trung làm việc” chiếm 8.18%,…

Hình 7. Kỹ năng mềm chủ yếu của người lao động có trình độ Đại học.

 Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 6 tháng năm 2021

3. Kết nối cung- cầu

3.1. Xét theo ngành nghề.

3.1.1. Xét theo 10 vị trí việc làm có nguyện vọng tìm kiếm nhiều nhất của người lao động.

Trong tổng số 1.614 lao động nhu cầu tìm việc làm, những vị trí việc làm mà người lao động có nhu cầu tìm việc nhiều nhất tập trung ở nhóm vị trí “thợ may, thợ cắt, thêu” là 331 lao động chiếm 20.51%, trong khi đó doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng ở vị trí này là 8.697 việc làm trống chiếm 46.78%. Tiếp theo là vị trí “kế toán viên” có 197 lao động ứng tuyển chiếm 12.21% nhưng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp chỉ có 30 vị trí việc làm trống chiếm 0.16%, “hành chính nhân sự” có 143 người lao động ứng tuyển chiếm 8.86% trong khi đó doanh nghiệp tuyển dụng ở vị trí này là 69 việc làm trống chiếm 0.37%. Vị trí “nhân viên CNTT” có 113 lao động ứng tuyển chiếm 7.00% tổng số người lao động tìm việc cũng ở vị trí này doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng là 3 việc làm trống chiếm 0.02% tổng nhu cầu tuyển dụng. Tiếp đến vị trí “nhân viên kinh doanh” có 90 lao động ứng tuyển chiếm 5.58%, ở vị trí này doanh nghiệp chỉ có nhu cầu tuyển dụng là 65 vị trí việc làm trống chiếm 0.35%. Vị trí “phiên dịch” có 70 lao động ứng tuyển chiếm 4.34%, doanh nghiệp tuyển dụng ở vị trí tương đương là 16 vị trí việc làm trống chiếm 0.09%,…

Có sự chênh lệch rất lớn cung - cầu trên thị trường lao động, với một số ngành nghề, nhu cầu tuyển dụng lớn nhưng nguồn cung lại chỉ đáp ứng được một phần. Vào dịp đầu năm, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động phổ thông để hoàn thành hợp đồng sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, một số ngành nghề như kế toán, hành chính nhân sự, … là những công việc mang tính chất đặc thù, nhà tuyển dụng luôn luôn gặp khó khăn để tìm ra những ứng viên phù hợp.

Hình 8. Mười nhóm nghề người lao động tìm việc nhiều nhất và tương ứng là nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp tương ứng với các nhóm nghề đó.

Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 6 tháng năm 2021

3.2 Xét theo mức lương mong muốn của người lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Trong tổng số 18.590 việc làm trống năm 6 tháng năm 2021 có tới 15.850 vị trí việc làm trống “không có trình độ chuyên môn” chiếm 85.26% và trong số 1.614 lao động tìm kiếm việc làm thì có 483 lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 29.93%.

Nhận thấy nhu cầu tuyển dụng công nhân không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động phổ thông,… chiếm tỷ trọng rất lớn. Trung tâm Dịch vụ việc làm Nam Định phân tích, so sánh mức lương mong muốn của người lao động “không có trình độ chuyên môn kỹ thuật” và mức lương mà doanh nghiệp sẵn sàng trả cho người lao động “không có trình độ chuyên môn kỹ thuật” khi được tuyển dụng.

Mức lương mong muốn của người lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung ở nhóm “5-7 triệu” chiếm 47.83%, tiếp đến là 22.98% cho nhóm “thỏa thuận”, nhóm “7-10 triệu” với doanh nghiệp chiếm 22.36%, nhóm từ “10-15 triệu” chiếm 0.41% và nhóm “1-3 triệu” là 0.41%.

Mức lương doanh nghiệp trả cho người lao động “không có trình độ chuyên môn kỹ thuật” nhóm “5-7 triệu” chiếm 76.77%, nhóm “thỏa thuận” khi phỏng vấn chiếm 19.36%, nhóm “7-10 triệu” chiếm 3.80%, nhóm “10-15 triệu” chiếm 0.07%, nhóm “1-3 triệu” chiếm 0%.

Xét theo mức lương thì không có sự chênh lệch nhiều giữa nhà tuyển dụng và doanh nghiệp, chủ yếu ở mức “5-7 triệu”. Tuy nhiên, cung - cầu lao động vẫn có sự chênh lệch là do tổng số nhu cầu tuyển lao động không yêu cầu chuyên môn kỹ thuật là 15.850 việc làm trống, trong khi đó số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ có 483 người lao động đi tìm việc.

Hình 9: Mức lương mong muốn của người lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương doanh nghiệp tuyển dụng sẵn sàng trả cho người lao động ở vị trí đó.

Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 6 tháng năm 2021

3.3 Xét theo kỹ năng mềm

Nhu cầu tuyển dụng lao động 6 tháng năm 2021 tập trung chủ yếu là đa phần là công nhân ngành công nghiệp, chế tạo như: dệt, may, giầy da, nhựa....  Bên cạnh những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm làm việc, nhiều doanh nghiệp cũng yêu cầu lao động phải trang bị được một số kỹ năng nhất định như: “kỹ năng làm việc nhóm” chiếm 22.65%, “kỹ năng giao tiếp ứng xử” chiếm 22.78%, “sự chủ động trong công việc” chiếm 21.38%, “kỹ năng tập trung” chiếm 18.16% “kỹ năng chịu áp lực công việc” chiếm 12.80% còn các kỹ năng khác chiếm 2.23%.

Từ kết quả phân tích có thể thấy tỉ lệ giữa các nhóm kỹ năng doanh nghiệp yêu cầu cũng như người lao động trang bị cho mình chênh lệch không nhiều. "Chịu được áp lực công việc" chiếm 21.09%; “kỹ năng giao tiếp ứng xử” chiếm 19.27%, “kỹ năng làm việc nhóm” chiếm 13.17%, “kỹ năng tập trung” chiếm 11.60%, “sự chủ động trong công việc” chiếm 10.56% và các kỹ năng khác chiếm 24.30%.

Trên thực tế tại Nam Định, đa phần là lao động đã có kinh nghiệm làm việc trong các ngành may mặc, dệt nhuộm...nên cũng đáp ứng được khá đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng.

Hình 10. Năm kỹ năng mềm của người tìm việc và yêu cầu kỹ năng mềm của doanh nghiệp đối với Người lao động.

Đơn vị %

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 6 tháng năm 2021

Thị trường lao động ngày càng phát triển theo xu hướng đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý; phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp tạo nhiều chỗ việc làm mới thu hút lao động vào làm việc đặc biệt là lao động làm trong lĩnh vực dệt may, giầy da, … Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu tuyển dụng lao động 6 tháng năm 2021; các doanh nghiệp trong tỉnh có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn nếu như mức lương và các chế độ đãi ngộ không tốt thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc tuyển dụng lao động vào làm việc. Tuy nhiên, thực trạng nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào công nhân dệt may, da giầy và không yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật nhưng số nhu cầu tìm việc làm ở lĩnh vực này lại ít, đa số người lao động có nhu cầu tìm việc tập trung vào những ngành như hành chính nhân sự, kế toán, … Đây là bị ảnh hưởng của thực trạng đào tạo “thừa thầy, thiếu thợ” của các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh.

III. Thực trạng lao động thất nghiệp

1. Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp: 6 tháng năm 2021 tỉnh Nam Định có:

- 11.682 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng;

- 131 quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- 60 quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- 16 quyết định hủy hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- 34 quyết định hỗ trợ học nghề.

- 17 quyết định thu hồi tiền TCTN

- 6 quyết định bảo lưu thời gian hưởng TCTN

- 211 quyết định chấm dứt hưởng TCTN

Bảng 1: Kết quả thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp

TT

NỘI DUNG

ĐVT

THỰC HIỆN 6 THÁNG/2020

THỰC HIỆN 6 THÁNG/2021

1

Số người nộp hồ sơ hưởng BHTN

Người

5.274

4.022

2

Số người có quyết định hưởng TCTN hàng tháng

Người

4.140

3.514

3

Số người được chi trả TCTN

Người

2.904

3.503

4

Số người tạm dừng TCTN

Người

252

210

5

Số người tiếp tục hưởng TCTN

Người

117

100

6

Số quyết định bị hủy hưởng TCTN

47

42

7

Số người đăng ký học nghề

Người

82

62

8

Số người hưởng TCTN được tư vấn giới thiệu việc làm

Lượt

Người

5.334

4.062

9

Số người nhận được việc làm khi đang hưởng TCTN

Người

113

293

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 6 tháng năm 2021

2. Một số đặc điểm của lao động thất nghiệp.

Từ kết quả thu thập thông tin của 4.022 người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 6 tháng năm 2021 của Phòng Bảo hiểm thất nghiệp báo cáo. Trung tâm Dịch vụ việc làm Nam Định đưa ra phân tích một số đặc điểm của lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định như sau:

2.1. Xét theo nhóm tuổi

Trong 6 tháng năm 2021, số lao động thất nghiệp giảm 1.252 người với 6 tháng năm 2020 và tập trung chủ yếu trong nhóm “26-30 tuổi” với 26.40%, tiếp đến từ các nhóm “31-35 tuổi” với 21.90%, nhóm tuổi “36-40 tuổi” chiếm  15.42%,…

Theo số liệu tính toán, người thất nghiệp có xu hướng giảm khi độ tuổi ngày càng lớn. Nhóm tuổi 26-30 có tỷ lệ cao nhất và giảm dần theo các nhóm tuổi tiếp theo. Điều này phù hợp với thực tế khi mà càng lớn tuổi nhiều người có mong muốn ổn định công việc, không muốn thay đổi công việc do đó số lượng người thất nghiệp thấp hơn so với nhóm có độ tuổi trẻ hơn.

Hình 11. Tỷ lệ thất nghiệp phân theo nhóm tuổi

Đơn vi % 

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 6 tháng năm 2021

2.2. Xét theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, những người lao động thất nghiệp tập trung lớn ở trình độ “cao đẳng”, sau đó lần lượt đến các nhóm “đại học” với tỷ lệ, và thấp nhất ở nhóm “sơ cấp nghề” .

Theo xu hướng chung của độ tuổi, số liệu người thất nghiệp được phân tổ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng tuân theo quy luật giảm dần. Ở phân tổ (đại học và cao đẳng, lao động phổ thông), người thất nghiệp ở các trình độ này đều tập trung nhiều ở độ tuổi 26-30 tuổi và giảm dần ở các độ tuổi tiếp theo. Còn ở phân tổ (trung cấp) người lao động thất nghiệp tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi “31-35 tuổi”.

Hình 12. Tỷ lệ lao động thất nghiệp phân theo trình độ CMKT

Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 6 tháng năm 2021

2.3. Xét theo nguyên nhân thất nghiệp

Nguyên nhân thất nghiệp của lao động chủ yếu là do nguyên nhân như hết hạn hợp đồng, hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Và nguyên nhân lớn thất nghiệp 6 tháng năm 2021 là do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới Virut 19 gây ra. Dịch bệnh làm ảnh hưởng rất lớn tới tình hình phát triển, ký hợp đồng đơn hàng của các doanh nghiệp trong tỉnh nói riêng, và cả trong nước và các nước trên thế giới.

Bên cạnh đó có rất nhiều lao động thất nghiệp tự nguyện (chủ động thất nghiệp). Sau một khoảng một thời gian làm việc, tích lũy đủ kinh nghiệm và kỹ năng, người lao động sẽ có thiên hướng tìm doanh nghiệp khác, các công việc khác có thu nhập tốt hơn (thăng tiến trong công việc hay hiện tượng "nhảy việc"). Điều này là phù hợp với số liệu khi mà theo số liệu tính toán thì nhóm lao động thất nghiệp tập trung chủ yếu vào những người trẻ tuổi (nhóm tuổi 26-30 tuổi), có trình độ "Đại học" hoặc "Lao động phổ thông, không có chuyên môn kỹ thuật" và nguyên nhân thất nghiệp là người lao động nộp đơn chấm dứt hợp đồng lao động.

Bảng 2: Nguyên nhân thất nghiệp

                                                                                                                                    Đơn vị: %

Nhóm tuổi/Nguyên nhân thất nghiệp

Do DN, tổ chức giải thể, phá sản, thay đổi cơ cấu,...

Hết hạn HĐ lao động, HĐ làm việc

Chấm dứt HĐ lao động, HĐ làm việc trước thời hạn

Bị sử lý kỷ luật, sa thải

Do đơn phương chấm dứt HĐ lao động, HĐ làm việc trái pháp luật

Mất việc làm do nguyên nhân khác

Tổng

19-25

0.39

23.63

9.53

0.00

0.26

66.19

100

26-30

0.56

19.02

12.05

0.00

0.38

67.98

100

31-35

0.34

14.53

11.80

0.23

0.68

72.42

100

36-40

0.00

15.97

11.45

0.16

0.32

72.10

100

41-45

0.63

17.55

10.66

0.00

0.31

70.85

100

46-50

0.90

12.67

7.24

0.00

1.36

77.83

100

51-55

0.00

9.18

13.27

0.00

1.02

76.53

100

56-60

0.00

13.73

9.80

0.00

0.00

76.47

100

61-69

0.00

25.00

0.00

0.00

0.00

75.00

100

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật 6 tháng năm 2021

IV. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2021

1. Hoạt động đào tạo, dạy nghề:

- Thiết lập và thực hiện đúng việc ghi chép, lưu trữ sổ sách chuyên môn;

- Thực hiện việc giáo dục, quản lý học viên theo đúng quy chế quản lý học sinh, sinh viên;

2. Hoạt động thu thập, khai thác thông tin thị trường lao động:

- Khai thác tốt thông tin thị trường, nắm chắc nguồn cung, cầu lao động để hoạt động sàn đạt kết quả cao, phấn đấu vượt chỉ tiêu, kế hoạch Sở giao;

- Thu thập, phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động;

- Mua sắm, xây dựng, hoàn thiện các phần mềm phục vụ cho công tác thu thập, đăng nhập thông tin thị trường;

- Tổ chức xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu (kho dữ liệu TTLĐ của Trung tâm)

3. Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động xuất khẩu:

- Đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho cá nhân và tập thể người lao động;

- Tổ chức khai thác mạnh nguồn lao động xuất khẩu, phấn đấu đảm bảo những lao động đã nộp hồ sơ dự tuyển đều có cơ hội trúng tuyển.

4. Hoạt động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp:

- Thực hiện việc đăng ký, tiếp nhận hồ sơ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định. Tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc về chế độ chính sách Bảo hiểm thất nghiệp;

- Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp, giúp lao động sớm quay lại thị trường lao động

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động.

Trên đây là nội dung Báo cáo Phân tích thị trường lao động tỉnh Nam Định 6 tháng năm 2021. Trong quá trình thực hiện, báo cáo có thể còn tồn tại nhiều thiếu sót xuất phát từ những hạn chế về nhân lực và nguồn số liệu. Rất mong nhận được sự góp ý từ các tổ chức, cá nhân để báo cáo ngày càng hoàn thiện hơn./.

Báo cáo được thực hiện với sự hỗ trợ về chuyên môn và kỹ thuật của Sở Lao động – Thương binh và xã hội, Trung tâm Quốc gia Dịch vụ việc làm, Cục việc làm ( Bộ Lao động – TBXH), Các số liệu được cung cấp bởi các Phòng, Ban liên quan,…

Chịu trách nhiệm xuất bản: TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH NAM ĐỊNH

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ: Phòng Khai thác thông tin thị trường

Điện thoại: (+84)0228.848.847 Email: ttgtvlamdinh@gmail.com

Website:http://www.vieclamnamdinh.gov.vn,

Facebook: TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH NAM ĐỊNH