I. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

     Ngày 29-12-2021, Cục Thống kê tỉnh Nam Định tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2021.

     Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nam Ðịnh năm 2021: Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, kinh tế xã hội của tỉnh năm 2021 duy trì và phát triển ổn định, nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội chủ yếu tăng so với cùng kỳ.

     Theo đó, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 49.742 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2020 và là một trong 11 tỉnh, thành phố có tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước. GRDP bình quân đầu người đạt 45,8 triệu đồng/người, tăng 5,90% so với năm trước.

     - Sản xuất công nghiệp: tăng 13,3 %, trong đó ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng kinh tế với mức tăng 13,51%.

     - Vốn đầu tư: ước đạt 43.413,5 tỷ đồng tăng 10,5% so với năm 2020, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 7,8%.

     - Tổng kim ngạch Xuất Nhập Khẩu: ước đạt 4.076,3 triệu USD, tăng 24,4% so với năm trước

     - Xuất nhập khẩu: trị giá hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2021 đạt 2.607,9 triệu USD, tăng 24,6% so với năm 2020. Trị giá hàng hóa nhập khẩu đạt 1.477,1 triệu USD, tăng 24,7% so với năm 2020.

     - Đánh giá chung năm 2021: trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định năm 2021 tiếp tục duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực cho thấy sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh. Công tác phòng dịch COVID-19 được triển khai quyết liệt, chủ động, kịp thời đồng bộ các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

     - Hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, các lĩnh vực đạt được kết quả tích cực: Sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ vai trò là động lực thúc đẩy tăng triển kinh tế; cung cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh được bảo đảm; năng suất các loại cây trồng đạt khá, bệnh dịch trên đàn vật nuôi được kiểm soát, chăn nuôi gia cầm phát triển, sản lượng thủy sản tăng khá. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội phát triển. Đời sống nhân dân ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

     - Việc các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là ngành may mặc, da giầy thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch và duy trì, ký mới các đơn hàng với đối tác nước ngoài do đó tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng cao so với năm 2020.

( Nguồn số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Nam Định)

II. Một số đặc điểm về xu hướng thị trường lao động trên địa bàn.

1. Nhu cầu nhân lực: Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp năm 2021 là 60.885 việc làm trống.

1.1. Xét theo ngành:

     Nhu cầu tuyển dụng lao động trong năm 2021 tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp là 59.834 việc làm trống chiếm 98.27%; Dịch vụ là 1.040 việc làm trống chiếm 1.71%; Nông, lâm, thủy sản là 11 việc làm trống chiếm 0.02%.

Hình 1. Cơ cấu nhu cầu tuyển dụng phân theo ngành

Đơn vị % 

                      

  Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật năm 2021

1.2. Nhu cầu tuyển dụng theo nghề:

     Doanh nghiệp chủ yếu tập trung tuyển dụng vị trí “thợ may, thợ cắt là thêu” là 31.678 việc làm trống chiếm 52.03%; “lao động phổ thông” là 17.054 việc làm trống chiếm 28.01%; “điện, điện tử, lắp ráp linh kiện điện tử” là 8.874 việc làm trống chiếm 14.57%; “thợ hàn, thợ cơ khí” là 728 việc làm trống chiếm 1.20%; “ kế hoán/hành chính nhân sự” là 275 việc làm trống chiếm 0.45%; “kỹ thuật xây dựng” 117 việc làm trống chiếm 0.19%; “Nhân viên kinh doanh, Marketing” 1.036 việc làm trống chiếm 1.70%; “nhân viên quản lý chất lượng; QC” 389 việc làm trống chiếm 0.64%.

Hình 2. Cơ cấu nhu cầu tuyển dụng phân theo nghề

Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật năm 2021

1.3. Xét theo chức vụ

     Các doanh nghiệp tập trung nhiều ở nhóm Chuyên viên - Nhân viên 60.364 việc làm trống chiếm 99.14% giảm 0.68 điểm % so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là nhóm “Quản lý” 334 việc làm trống chiếm 0.55 % tăng 0.55 điểm % so với cùng kỳ, và cộng tác viên 187 việc làm trống chiếm 0.31% tăng 0.13 điểm % so với cùng kỳ.

Hình 3. Cơ cấu nhu cầu tuyển dụng phân theo chức vụ

Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật năm 2021

1.4. Xét theo trình độ Chuyên môn kỹ thuật

     Nhu cầu tuyển dụng lao động năm 2021 tập trung chủ yếu là Không yêu cầu 53.867 việc làm trống chiếm 75.09 % (tăng 21.23 điểm % so với cùng kỳ năm ngoái). Do tỉnh Nam Định và một số tỉnh phía Bắc là một tỉnh có lợi thế, truyền thống phát triển về công nghiệp dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử nên nhu cầu sử dụng nhiều lao động không yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật là một điều dễ hiểu. Tận dụng lợi thế này, tỉnh Nam Định đã làm rất tốt công tác giải quyết lao động cho mọi đối tượng từ lao động có trình độ chuyên môn cao đến những lao động phổ thông.

     Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Đại học trở lên trong năm 2021 là 1.155 việc làm trống chiếm 1.90% (tăng 1.00 điểm % so với cùng kỳ); trình độ Cao đẳng 1.305 việc làm trống chiếm 2.14% (tăng 0.35 điểm % so với cùng kỳ) ; trình độ Trung cấp 3.652 việc làm trống chiếm 6.00% (giảm 9.97 điểm % so với cùng kỳ); trình độ Sơ cấp 9.055 việc làm trống chiếm 14.84% (giảm 12.65 điểm % so với cùng kỳ).

Hình 4: Cơ cấu nhu cầu tuyển dụng phân theo trình độ CMKT

Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật năm 2021

1.5. Xét theo số năm kinh nghiệm

     Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định hầu hết là may mặc, giầy da, lắp ráp linh kiện điện tử... cần nhiều lao động kể cả lao động "Chưa có kinh nghiệm" sau đó doanh nghiệp tự đào tạo tay nghề cho người lao động để phù hợp với dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp 50.828 việc làm trống chiếm 83.48 % (tăng 44.97 điểm % so với cùng kỳ năm 2020), lao động có "1 năm kinh nghiệm" 7.954 việc làm trống chiếm 16.82 % (giảm 42.03 điểm % so với cũng kỳ năm ngoái); "2 năm kinh nghiệm ” 1.963 việc làm trống chiếm 1.60 % (giảm 3.13 điểm % so với cũng kỳ năm ngoái); “3 năm kinh nghiệm” 85 việc làm trống chiếm 0.14 % (tăng 0.11 điểm % so với cũng kỳ năm ngoái); “4 năm trở lên” 55 việc làm trống chiếm 0.09% (tăng 0.08 điểm % so với cũng kỳ năm ngoái.

Hình 5: Nhu cầu tuyển dụng phân theo số năm kinh nghiệm

Đơn vị %.

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật năm 2021

1.6. Xét theo mức lương

     Mức lương doanh nghiệp trả cho người lao động tập trung ở mức “5-7 triệu” là  29.932 việc làm trống chiếm 49.16% (tăng 4.73 điểm % so với cùng kỳ năm ngoái); tiếp đó là mức “thỏa thuận” là 26.864 việc làm trống chiếm 44.12% (tăng 7.75 điểm % so với cùng kỳ); mức “7-10 triệu” là 3.334 việc làm trống chiếm 5.48% (giảm 7.43 điểm % so với cùng kỳ); và mức “10-15 triệu” trở lên là 752 việc làm trống chiếm 1.24% (tăng 1.24 điểm % so với cùng kỳ); mức 3-5 triệu chiếm 0% (giảm 6.29 điểm % so với cùng kỳ).

Hình 6: Nhu cầu tuyển dụng theo mức lương trả cho người lao động

Đơn vị %.

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật năm 2021

2. Nhu cầu tìm việc làm

     Theo số liệu thu thập từ lao động đến Trung tâm tìm kiếm việc làm, lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu tìm kiếm việc làm, Website, Facebook,… có 3.918 lao động có nhu cầu tìm việc làm.

2.1. Xét theo ngành:

     Số lao động có nhu cầu tìm việc trong ngành “Nông, lâm, ngư nghiệp” là 23 người chiếm 0.59%; trong ngành “Công nghiệp” là 1.717 người chiếm 43.82%; trong ngành “Dịch vụ” 2.178 người chiếm 55.59%.

Hình 7: Người lao động tìm việc theo ngành

 Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật năm 2021

2.2. Xét theo nghề:

     Lao động có nhu cầu tìm việc theo nghề “thợ may, thợ cắt và thêu là 905 người chiếm 23.10%; “kế toán/hành chính nhân sự” 439 người chiếm 11.20%; “điện/điện tử/lắp ráp linh kiện điện tử” 215 người chiếm 5.49%; “lao động phổ thông” 144 người chiếm 3.68%; “nhân viên kinh doanh, Marketing” 111 người chiếm 2.83%; “thợ hàn, thợ cơ khí” 80 người chiếm 2.04%; “nhân viên quản lý chất lượng, QC” 25 người chiếm 0.64%; “kỹ thuật xây dựng” 24 người chiếm 0.61%.

Hình 8: Người lao động tìm việc theo nghề

 Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật năm 2021

2.3. Xét theo số năm kinh nghiệm

     Người tìm việc "Chưa có kinh nghiệm" 719 người chiếm 18.35% (giảm 10.63 điểm % so với cùng kỳ); "1 năm kinh nghiệm” 597 người chiếm 15.24% (tăng 0.72 điểm % so với cùng kỳ); "2 năm kinh nghiệm” 535 người chiếm 13.65% (tăng 1.54 điểm % so với cùng kỳ); "3 năm kinh nghiệm” 343 người chiếm 8.75% (giảm 3.64 điểm % so với cùng kỳ); "4 năm kinh nghiệm trở lên” 1.724 người chiếm 44.00% (tăng 11.99 điểm % so với cùng kỳ).

Hình 9: Người lao động tìm việc với số năm kinh nghiệm

 Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật năm 2021

2.4. Xét theo mức lương mong muốn

     Theo số liệu tổng hợp từ nhu cầu tìm việc làm của người lao động năm 2021, mức lương người lao động mong muốn nhiều nhất là mức lương "5-7 triệu" 1.308 người chiếm 33.38 % (giảm 2.62 điểm % so với cùng kỳ năm ngoái); tiếp đến là mức lương “thỏa thuận” 1.128 người chiếm 28.79% (tăng 13.09 điểm % so với cùng kỳ năm ngoái); mức lương "7-10 triệu" 1.093 người chiếm 27.90 % (giảm 3.50 điểm % so với cùng kỳ năm ngoái); mức lương “ trên 15 triệu” là 125 người chiếm 3.19% (giảm 1.11 điểm % so với cùng kỳ); mức lương “10-15 triệu” 76 người chiếm 1.94% (giảm 1.76 điểm % so với cùng kỳ); mức lương “1-3 triệu” 73 người chiếm 1.86% (tăng 0.16 điểm % so với cùng kỳ).

Hình 10: Mức lương mong muốn của người lao động

Đơn vị %.

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật năm 2021

Hình 11: Mức lương mong muốn của người lao động có trình độ Đại học

Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật năm 2021

     Trong tổng số 3.918 lao động đi tìm việc trong năm 2021 thì người lao động có trình độ đại học đi tìm việc là 1.286 lao động. Mức lương mong muốn của người lao động có trình độ đại học chủ yếu là “7-10 triệu” có 391 lao động chiếm 30.4%; mức “5-7 triệu” có 389 lao động chiếm 30.25%, mức lương “thỏa thuận” có 316 lao động chiếm 24.57%,  “15-20 triệu” có 92 lao động chiếm 7.15%, “10-15 triệu” có 40 lao động chiếm 3.11%, mức lương “1-3 triệu” có 33 lao động  chiếm 2.57%, mức lương “3-5 triệu” có 25 lao động chiếm 1.95%.

2.5. Kỹ năng mềm

     Kỹ năng mềm mà người tìm việc có trình độ Đại học đã trang bị nhiều nhất cho bản thân là "Kỹ năng làm việc nhóm" 341 người chiếm  16.38%. Tiếp đến đó là "Kỹ năng chịu được áp lực công việc" 330 người chiếm  15.85%; "Kỹ năng giao tiếp và ứng xử" 302 người chiếm  14.51%; "Kỹ năng giải quyết vấn đề" 221 người chiếm  10.61%  và "Kỹ năng tập trung" 197 người chiếm 9.46%; “Sự chủ động” 134 người chiếm 6.44%.

Hình 12. Nhóm kỹ năng mềm chủ yếu của lao động có trình độ Đại học.

 Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật năm 2021

3. Kết nối cung- cầu

3.1 Xét theo ngành nghề tuyển dụng nhiều nhất.

     Trong tổng số nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp nhóm ngành, nghề được tuyển dụng nhiều nhất lần lượt là: "Thợ may, thợ cắt và thêu" 31.678 việc làm trống chiếm  52.03 % tổng nhu cầu tuyển dụng, tiếp đến là "lao động phổ thông" là 17.054 việc làm trống chiếm 28.01% tổng nhu cầu tuyển dụng, "điện/điện tử/lắp ráp linh kiện điện tử" là 8.874 việc làm trống chiếm 14.58 % tổng nhu cầu tuyển dụng,....

     Trong tổng số người có nhu cầu việc làm thì  số người lao động ứng tuyển vào vị trí "Thợ may, thợ cắt và thêu" 905 người chiếm 23.10% tổng nhu cầu tìm việc làm, ứng tuyển vào vị trí "lao động phổ thông" là 144 người chiếm 3.68% tổng số nhu cầu ứng tuyển, "điện/điện tử/lắp ráp linh kiện điện tử" là 215 người chiếm 5.49% tổng nhu cầu ứng tuyển,...

     Kết quả từ việc kết nối cung - cầu lao động trong năm 2021 có 3.648 người được giới thiệu việc làm.

Hình 13. Tám ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất ứng với tám ngành nghề có nhu cầu tìm việc.

Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật năm 2021

3.2 Xét theo kỹ năng mềm

     Nhu cầu tuyển dụng lao động năm 2021 tập trung chủ yếu là đa phần là công nhân ngành công nghiệp, chế tạo như: dệt/may/giầy da; điện/điện tử/lắp ráp linh kiện điện tử....  Bên cạnh những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm làm việc, nhiều doanh nghiệp cũng yêu cầu lao động phải trang bị được một số kỹ năng nhất định như “kỹ năng giao tiếp và ứng xử” chiếm 23.29%, “kỹ năng làm việc nhóm” chiếm 21.29%, “kỹ năng chịu áp lực công việc” chiếm 10.04%, “kỹ năng sự chủ động” chiếm 15.65%, “kỹ năng tập trung” chiếm 19.5%, “khả năng kết nối” chiếm 7.77% còn các kỹ năng khác chiếm 2.46%.

     Từ kết quả phân tích có thể thấy tỉ lệ giữa các nhóm kỹ năng doanh nghiệp yêu cầu cũng như người lao động trang bị cho mình chênh lệch không nhiều. "Kỹ năng giao tiếp và ứng xử" chiếm 14.23% nhu cầu tìm việc; " Kỹ năng làm việc nhóm" chiếm 10.85%; "Sự chủ động" chiếm 7.74%, "Kỹ năng tập trung" chiếm 12.65% và "Chịu được áp lực công việc" chiếm 20.14%; “kỹ năng giải quyết vấn đề” chiếm 9.11% còn các kỹ năng khác chiếm 25.28% .

     Từ kết quả phân tích có thể thấy tỉ lệ giữa các nhóm kỹ năng mà doanh nghiệp yêu cầu cũng như người lao động trang bị cho mình không chênh lệch quá nhiều. Trên thực tế tại Nam Định, đa phần là lao động đã có kinh nghiệm làm việc trong các ngành may mặc, dệt nhuộm, lắp ráp linh kiện điện tử...nên cũng đáp ứng được khá đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng.

Hình 14. Sáu kỹ năng mềm của người tìm việc và yêu cầu kỹ năng mềm của doanh nghiệp đối với Người lao động.

Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật năm 2021

     Trong bối cảnh cả nước bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19 nhưng trong năm 2021 thì thị trường lao động của tỉnh Nam Định cơ bản vẫn ổn định. Thị trường lao động phát triển theo xu hướng đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý; phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp tạo nhiều chỗ việc làm mới thu hút lao động vào làm việc đặc biệt là lao động làm trong lĩnh vực dệt may, giầy da, lắp ráp linh kiện điện tử… Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu tuyển dụng lao động năm 2021; các doanh nghiệp trong tỉnh có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn nếu như mức lương và các chế độ đãi ngộ không tốt thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc tuyển dụng lao động vào làm việc. Tuy nhiên, thực trạng nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào công nhân dệt may, da giầy, lắp ráp linh kiện điện tử và không yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật nhưng số nhu cầu tìm việc làm ở lĩnh vực này lại ít, đa số người lao động có nhu cầu tìm việc tập trung vào những ngành khác.

III. Thực trạng lao động thất nghiệp

1. Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp:

     Tính từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2021 trong năm 2021 tỉnh Nam Định có 8.138 người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Và 8.075 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, 7.900 người được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bảng 1: Kết quả thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2021

1

Số nộp hồ sơ hưởng TCTN

Người

8.138

2

Số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người

8.075

3

Số người được hưởng TCTN

Người

7.900

4

Số người tạm dừng TCTN

Người

343

5

Số người tiếp tục hưởng TCTN

Người

156

6

Số quyết định bị hủy hưởng TCTN

146

7

Số người được hỗ trợ học nghề

Người

178

8

Số người hưởng TCTN được tư vấn giới thiệu việc làm

Lượt người

8.595

9

Số người nhận được việc làm khi đang hưởng TCTN

Người

459

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật năm 2021

2. Một số đặc điểm của lao động thất nghiệp.

     Từ kết quả thu thập thông tin của 8.138 người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong năm 2021 của Phòng Bảo hiểm thất nghiệp báo cáo. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nam Định đưa ra phân tích một số đặc điểm của lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định như sau:

2.1. Xét theo nhóm tuổi

+17-20 tuổi: 104 người chiếm 1.28%            + 41-45 tuổi: 723 người chiếm 8.88%

+21-25 tuổi: 1.041 người chiếm 12.79%        + 46-50 tuổi: 500 người chiếm 6.14%

+26-30 tuổi: 2.103 người chiếm 25.84%        + 51-55 tuổi: 237 người chiếm 2.91%

+31-35 tuổi: 1.898 người chiếm 23.32%        + 56-60 tuổi: 101 người chiếm 1.24%

+36-40 tuổi: 1.400 người chiếm 17.20%        + >60 tuổi: 31 người chiếm 0.38%

     Theo số liệu tính toán, người thất nghiệp có xu hướng giảm khi độ tuổi ngày càng lớn. Nhóm tuổi 26-30 có tỷ lệ cao nhất và giảm dần theo các nhóm tuổi tiếp theo. Điều này phù hợp với thực tế khi mà càng lớn tuổi nhiều người có mong muốn ổn định công việc, không muốn thay đổi công việc do đó số lượng người thất nghiệp thấp hơn so với nhóm có độ tuổi trẻ hơn.

Hình 15. Tỷ lệ thất nghiệp phân theo nhóm tuổi

Đơn vi % 

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật năm 2021

2.2. Xét theo khu vực:

     Theo khu vực: số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp ở Tp Nam Định: 1.579 người chiếm 19.40%; Vụ Bản: 683 người chiếm 8.39%; Ý Yên: 939 người chiếm 11.54%; Mỹ Lộc: 477 người chiếm 5.86%; Nam Trực: 777 người chiếm 9.55%; Trực Ninh: 751 người chiếm 9.23%; Nghĩa Hưng: 727 người chiếm 8.93%; Hải Hậu: 1.213 người chiếm 14.91%; Xuân Trường: 451 người chiếm 5.54%; Giao Thủy: 541 người chiếm 6.65%.

Hình 16. Tỷ lệ lao động thất nghiệp phân theo khu vực

Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật năm 2021

2.3. Xét theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

     Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, những người lao động thất nghiệp tập trung lớn ở trình độ “không có bằng cấp chứng chỉ”, sau đó lần lượt đến các nhóm “đại học” với tỷ lệ, và thấp nhất ở nhóm “sơ cấp nghề” .

     Theo xu hướng chung của độ tuổi, số liệu người thất nghiệp được phân tổ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng tuân theo quy luật giảm dần. Người thất nghiệp đều tập trung nhiều ở độ tuổi 26-30 tuổi và giảm dần ở các độ tuổi tiếp theo.

Hình 17. Tỷ lệ lao động thất nghiệp phân theo trình độ CMKT

Đơn vị %

 

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật năm 2021

2.4. Xét theo nguyên nhân thất nghiệp

     Nguyên nhân thất nghiệp của lao động chủ yếu là do nguyên nhân “Mất việc do nguyên nhân khác”. Và nguyên nhân lớn thất nghiệp trong năm 2021 là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Dịch bệnh làm ảnh hưởng rất lớn tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh nói riêng, và cả trong nước và các nước trên thế giới.

     Bên cạnh đó có rất nhiều lao động thất nghiệp tự nguyện (chủ động thất nghiệp). Sau một khoảng một thời gian làm việc, tích lũy đủ kinh nghiệm và kỹ năng, người lao động sẽ có hướng tìm doanh nghiệp khác, các công việc khác có thu nhập tốt hơn (thăng tiến trong công việc hay hiện tượng "nhảy việc").

Bảng 2: Nguyên nhân thất nghiệp

                                                                                                                                    Đơn vị: %

Nhóm tuổi/Nguyên nhân thất nghiệp

Do DN, tổ chức giải thể, phá sản, thay đổi cơ cấu,...

Hết hạn HĐ lao động, HĐ làm việc

Chấm dứt HĐ lao động, HĐ làm việc trước thời hạn

Bị sử lý kỷ luật, sa thải

Do đơn phương chấm dứt HĐ lao động, HĐ làm việc trái pháp luật

Mất việc làm do nguyên nhân khác

Tổng

17-20

0,00

37,50

7,69

0,00

0,00

54,81

100

20-25

0,10

26,42

6,15

0,00

0,00

67,33

100

26-30

0,33

17,45

6,75

0,00

0,00

75,47

100

31-35

0,26

14,06

6,06

0,05

0,00

79,57

100

36-40

0,07

14,30

7,65

0,14

0,07

77,77

100

41-45

0,28

13,83

5,67

0,00

0,00

80,22

100

46-50

0,40

11,20

5,00

0,00

0,00

83,40

100

51-55

0,00

7,59

6,75

0,00

0,00

85,66

100

56-60

0,00

7,92

5,94

0,00

0,00

86,14

100

>60

0,00

29,03

3,23

0,00

0,00

67,74

100

Nguồn: Trung tâm DVVL Nam Định, Số liệu cập nhật năm 2021

IV. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022

1. Hoạt động đào tạo, dạy nghề:

     - Thiết lập và thực hiện đúng việc ghi chép, lưu trữ sổ sách chuyên môn;

     - Thực hiện việc giáo dục, quản lý học viên theo đúng quy chế quản lý học sinh, sinh viên;

2. Hoạt động thu thập, khai thác thông tin thị trường lao động:

     - Khai thác tốt thông tin thị trường, nắm chắc nguồn cung, cầu lao động để hoạt động sàn đạt kết quả cao, phấn đấu vượt chỉ tiêu, kế hoạch Sở giao;

     - Thu thập, phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động;

     - Mua sắm, xây dựng, hoàn thiện các phần mềm phục vụ cho công tác thu thập, đăng nhập thông tin thị trường;

     - Tổ chức xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu (kho dữ liệu TTLĐ của Trung tâm)

3. Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động xuất khẩu:

     - Đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho cá nhân và tập thể người lao động;

     - Tổ chức khai thác mạnh nguồn lao động xuất khẩu, phấn đấu đảm bảo những lao động đã nộp hồ sơ dự tuyển đều có cơ hội trúng tuyển.

4. Hoạt động giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp:

     - Thực hiện việc đăng ký, tiếp nhận hồ sơ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định. Tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc về chế độ chính sách Bảo hiểm thất nghiệp;

     - Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp, giúp lao động sớm quay lại thị trường lao động

     - Ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động.

Trên đây là nội dung Báo cáo Phân tích - Dự báo thị trường lao động tỉnh Nam Định năm 2021. Trong quá trình thực hiện, báo cáo có thể còn tồn tại nhiều thiếu sót xuất phát từ những hạn chế về nhân lực và nguồn số liệu. Rất mong nhận được sự góp ý từ các tổ chức, cá nhân để báo cáo ngày càng hoàn thiện hơn./.

Báo cáo được thực hiện với sự hỗ trợ về chuyên môn và kỹ thuật của Sở Lao động – Thương binh và xã hội, Trung tâm Quốc gia Dịch vụ việc làm, Cục việc làm ( Bộ Lao động – TBXH, Các số liệu được cung cấp bởi các Phòng, Ban liên quan,…

Chịu trách nhiệm xuất bản: TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH NAM ĐỊNH

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ: Phòng Khai thác thông tin thị trường

Điện thoại: (+84)02283.848.847 Email: ttgtvlnamdinh@gmail.com

Website:http://www.vieclamnamdinh.gov.vn,

Facebook: TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH NAM ĐỊNH