TRUNG TÂM

DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH NAM ĐỊNH

 

 

BẢN TIN

BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

 

 

SỐ 2,

QUÝ 4/2020 

I. Tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.

Theo  thông tin của Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định, tính đến hết quý 4/2020 có tổng 3.593 doanh nghiệp, tổ chức tham gia bảo hiểm thất nghiệp với 180.205 người tham gia.

II. Thực hiện các chế độ Bảo hiểm thất nghiệp

Hình 1: Một số nội dung thực hiện bảo hiểm thất nghiệp quý 3/2020 so với quý 4/2020

Đơn vị tính: Người

 

 Nguồn: Tổng hợp từ phòng Bảo hiểm thất nghiệp quý 3/2020 và quý 4/2020

1. Số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

1.1. Số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Số lượng lao động nộp hồ sơ hưởng TCTN trên toàn tỉnh quý 4/2020 là 2.196 tăng 31.42% so với cùng kỳ năm 2019 (tăng 525 người).

1.2. Tỷ lệ lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp chia theo giới tính:

Trong tổng số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì số lao động nữ là 1.470 người chiếm tỷ lệ 66.94%; lao động là nam 726 người chiếm tỷ lệ 33.06% trên tổng số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Hình 2: Tỷ lệ lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp chia theo giới tính

Đơn vị tính:%


Nguồn: Tổng hợp từ phòng Bảo hiểm thất nghiệp quý 4/2020

1.3. Tỷ lệ lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp chia theo khu vực

Theo thống kê thì trong quý 4/2020 tỷ lệ lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp chia theo khu vực như sau:

- Huyện Nam Trực: 222 người chiếm 10.11%              - Huyện Trực Ninh: 262 người chiếm 11.93%

- Tp Nam Định: 401 người chiếm 18.26%                   - Huyện Hải Hậu: 300 người chiếm 13.66%

- Huyện Ý Yên:  293 người chiếm 13.34%                   - Huyện Vụ Bản: 207 người chiếm 9.43%

- Huyện Nghĩa Hưng: 200 người chiếm 9.11%             - Huyện Mỹ Lộc: 99 người chiếm 4.51%

- Huyện Giao Thủy: 104 người chiếm 4.74%               - Huyện Xuân Trường: 108 người chiếm 4.92%

Hình 3: Tỷ lệ lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp chia theo khu vực

Đơn vị tính:%

 
Nguồn: Tổng hợp từ phòng Bảo hiểm thất nghiệp quý 3/2020 và quý 4/2020 

1.4. Lao động làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trước khi nộp hồ sơ thất nghiệp

Số lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh nghỉ việc cao hơn so với lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài tỉnh, cụ thể số lao động làm việc trong tỉnh nghỉ việc là 1.625 người chiếm 74 %; Số lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoại tỉnh 571 người chiếm 26%.

Hình 4: Lao động làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trước khi nộp hồ sơ thất nghiệp

Đơn vị tính:%


Nguồn: Tổng hợp từ phòng Bảo hiểm thất nghiệp quý 3/2020 và quý 4/2020 

1.5. Hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trước khi thất nghiệp.

Hình 5: Tỷ lệ lao động làm việc trước khi thất nghiệp chia theo loại HĐLĐ/HĐLV

Đơn vị tính:%


Nguồn: Tổng hợp từ phòng Bảo hiểm thất nghiệp quý 3/2020 và quý 4/2020 

Số lao động làm việc theo loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trước khi thất nghiệp của lao động trong quý 4/2020 như sau:

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: 902 người chiếm tỷ lệ 41.07% trên tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Hợp đồng lao động từ 12 tháng đến 36 tháng: 1.202 người chiếm tỷ lệ 54.74% trên tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Hợp đồng lao động  từ 3 tháng đến dưới 12 tháng: 71 người chiếm tỷ lệ 3.23% trên tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Hợp đồng làm việc: 21 người chiếm tỷ lệ 0.96% trên tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

1.6. Nguyên nhân thất nghiệp.

Hình 6: Tỷ lệ lao động nộp hồ sơ hưởng TCTN chia theo nguyên nhân thất nghiệp

Đơn vị tính:%

 
Nguồn: Tổng hợp từ phòng Bảo hiểm thất nghiệp quý 3/2020 và quý 4/2020 

Nguyên nhân thất nghiệp tập trung chủ yếu là do nguyên nhân khác và chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trước thời hạn.

Nguyên nhân thất nghiệp được chia thành 6 nhóm chính, cụ thể như sau:

- Mất việc do nguyên nhân khác: 1.221 người chiếm 55.60%

- Chấm dứt HĐLĐ/HĐLV trước thời hạn: 581 người chiếm 26.46%

- Hết hạn HĐLĐ/HĐLV: 352 người chiếm 16.03%

- Do DN, tổ chức giải thể, phá sản, thay đổi cơ cấu: 39 người 1.78%

- Bị xử lý kỷ luật, sa thải: 3 người chiếm 0.14%

- Do đơn phương chấm dứt HĐLĐ/HĐLV trái pháp luật: 0 người chiếm 0.00%

1.7. Trình độ chuyên môn.

Hình 7: Tỷ lệ lao động nộp hồ sơ hưởng TCTN chia theo trình độ chuyên môn

Đơn vị tính:%

 
Nguồn: Tổng hợp từ phòng Bảo hiểm thất nghiệp quý 3/2020 và quý 4/2020 

Trình độ chuyên môn của lao động thất nghiệp trong quý 4/2020 như sau:

- Lao động thất nghiệp là lao động phổ thông không có bằng cấp chứng chỉ là 1.543 người chiếm tỷ lệ 70.26% trên tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Lao động có trình độ đại học và trên đại học là 261 người chiểm tỷ lệ 11.89% trên tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Lao động có trình độ Cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp là 162 người chiếm 7.38% trên tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Lao động có trình độ trung cấp nghề, trung học chuyên nghiệp là 178 người chiếm 8.11% trên tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Lao động có chứng nhận, chứng chỉ nghề sơ cấp là 52 người chiếm 2.37% trên tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

1.8. Nghề nghiệp trước khi lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Hình 8: Tỷ lệ lao động nộp hồ sơ hưởng TCTN chia theo nghề nghiệp trước khi thất nghiệp

Đơn vị tính:%

 
Nguồn: Tổng hợp từ phòng Bảo hiểm thất nghiệp quý 4/2020 

Nghề nghiệp trước khi bị mất việc làm của lao động trong quý 4/2020 tập trung chủ yếu vào ngành may, thêu và các thợ có liên quan là 1.148 người chiếm tỷ lệ 52.28%.

Các nhóm ngành có tỷ lệ thấp như Luật sư 01 người chiếm 0.05%; giao dịch viên ngân hàng 02 người chiếm 0.09%; phân tích phát triển phần mềm 02 người chiếm 0.09%; Hướng dẫn viên du lịch  02 người chiếm 0.09%.

1.9. Các ngành có lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Hình 9: Tỷ lệ lao động nộp hồ sơ hưởng TCTN chia theo ngành làm việc trước khi thất nghiệp

Đơn vị tính:%

 
Nguồn: Tổng hợp từ phòng Bảo hiểm thất nghiệp quý 4/2020 

Các nhóm ngành nghề có tỷ lệ lao động thất nghiệp cao nhất là nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 1.399 người chiếm tỷ lệ 63.71%; tiếp đến là hoạt động dịch vụ khác là 470 người  chiếm 21.4%. Còn các ngành khác có tỷ lệ rất thấp, cụ thể như:

- Xây dựng: 64 người chiếm 2.91%

- Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy …, xe có động cơ: 48 người 2.19%

- Vận tải, kho bãi: 35 người chiếm 1.59%

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: 18 người chiếm 0.82%

- Giáo dục và đào tạo: 42 người chiếm 1.91%

- Dịch vụ lưu trú và ăn uống: 10 người chiếm 0.46%

- Y tế và các hoạt động hỗ trợ xã hội: 21 người chiếm 0.96%

- Hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm: 30 người chiếm 1.37%

- Thông tin và truyền thông: 22 người chiếm 1%

- Hoạt động của ĐCS, tổ chức CT-XH, QLNN,…: 2 người chiếm 0.09%

- Khai khoáng: 4 người chiếm 0.18%

- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí: 8 người chiếm 0.36%

- Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế: 11 người chiếm 0.50%

- Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ: 4 người chiếm 0.18%

- Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: 5 người chiếm 0.23%

- Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ: 3 người chiếm 0.14%

2. Số người được tư vấn

Lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp đều được tư vấn các thủ tục, chính sách lao động việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề. Trong quý 4/2020 tư vấn 2.238 người được tư vấn về việc làm và học nghề.

3. Số người được giới thiệu việc làm

Trong tổng số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm thì có 539 người đăng ký tìm việc làm và 461 người được giới thiệu việc làm chiếm 85.53% trên tổng số người đăng ký tìm việc và chiếm 20.6% trên tổng số người được tư vấn về việc làm và học nghề.

Hình 10: Số lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp được giới thiệu việc làm

Đơn vị tính: Người

 
Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tư vấn giới thiệu việc làm, phòng Bảo hiểm thất nghiệp quý 4/2020 

4. Hỗ trợ học nghề

Số lao động có quyết định hỗ trợ học nghề quý 4/2020 là: 39 người, giảm 15 người so với quý 4/2019.

5. Số người hưởng trợ cấp thất nghiệp

5.1. Số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

Tổng số người có quyết định hưởng TCTN là 2.355 người, tăng 29.75% so với cùng kỳ năm 2019 là 1.815 người.

5.2. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp trung bình quý 4/2020 là: 2.406.143 đồng/tháng.

5.3. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Thời gian hưởng TCTN bình quân tính theo quyết định hưởng TCTN quý 4/2020 là 4.56 tháng.

Trong đó số người hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 3 đến 6 tháng là 1.926 người chiếm 81.78%; số người hưởng TCTN từ 7-11 tháng là 429 người chiếm 18.22%.

5.4. Giới tính và độ tuổi của lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp

* Về giới tính: Số lao động nữ nộp hồ sơ hưởng TCTN là 1.559 người chiếm 66.2%, số lao động nam nộp hồ sơ hưởng TCTN là 796 người chiếm 33.8%.

* Về độ tuổi: Tỷ lệ lao động có quyết định hưởng TCTN tính theo độ tuổi như sau:

- 17-20 tuổi: 57 người chiếm 2.42%                - 41-45 tuổi: 193 người chiếm 8.2%

- 21-25 tuổi: 343 người chiếm 14.56%             - 46-50 tuổi: 137 người chiếm 5.82%

- 26-30 tuổi: 635 người chiếm 26.96%             - 51-55 tuổi: 49 người chiếm 2.08%

- 31-35 tuổi: 526 người chiếm 22.34%             - 56-60 tuổi: 21 người chiếm 0.89%

- 36-40 tuổi: 391 người chiếm 16.60%             - 61-63 tuổi: 3 người chiếm 0.13%     

Hình 11: Tỷ lệ NLĐ hưởng TCTN chia theo giới tính và độ tuổi

Đơn vị tính:%

 
Nguồn: Tổng hợp từ phòng Bảo hiểm thất nghiệp quý 4/2020 

III. Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

Tổng số nhu cầu tuyển của doanh nghiệp trong quý 4/2020 là 14.288 việc làm trống

1. Nhu cầu tuyển dụng theo ngành nghề

Một số ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều trong quý 4/2020 gồm: Thợ lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng điện điện tử là 8.003 việc làm trống chiếm 56.01%; Thợ may, thêu và các thợ có liên quan 3.438 việc làm trống chiếm 24.06% trong cơ cấu tuyển dụng lao động; nhân viên kinh doanh, marketing là 1.259  việc làm trống chiếm  8.81%; kỹ thuật viên bảo trì, bảo dưỡng máy móc là 500 việc làm trống chiếm 3.50%; lái xe tải hạng vừa và xe tải hạng nặng là 213 việc làm trống chiếm 1.49%; nhân viên kỹ thuật là 210 việc làm trống chiếm 1.47% và quản lý là 170 việc làm trống 1.19%.

Hình 12: Nhu cầu tuyển dụng theo ngành nghề

Đơn vị tính:%

 
Nguồn: Khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nam Định 

2. Nhu cầu tuyển dụng theo kinh nghiệm làm việc

- Nhu cầu tuyển dụng lao động chưa có kinh nghiệm 1.351 việc làm trống chiếm 9.46%.

- Lao động có 1 năm kinh nghiệm: 12.081 việc làm trống chiếm 84.55%.

- Lao động có 2 năm kinh nghiệm: 847 việc làm trống chiếm 5.93%.

- Lao động có 3 năm kinh nghiệm trở lên: 9 việc làm trống chiếm 0.06%.

Hình 13: Nhu cầu tuyển dụng theo số năm kinh nghiệm

Đơn vị tính:%

 
Nguồn: Khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nam Định 

3. Nhu cầu tuyển dụng theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông (chưa qua đào tạo) là 3.279 việc làm trống chiếm 22.95% tổng nhu cầu tuyển lao động trong quý 4/2020. Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông vẫn tập trung chủ yếu ở các nhóm ngành thợ may, cắt, thợ thêu và các thợ có liên quan.

Nhu cầu tuyển lao động ở trình độ Sơ cấp, Trung cấp 10.610 việc làm trống chiếm  74.26%. Nhu cầu tuyển dụng trình độ Trung cấp tập trung chủ yếu ở nhóm ngành thợ cơ khí, kinh doanh, bán hàng,…

Nhu cầu tuyển dụng lao động ở trình độ Cao đẳng 221 việc làm trống chiếm 1.55%; Đại học và trên Đại học 178 người chiếm 1.25%. Nhu cầu tuyển dụng này tập trung chủ yếu ở nhóm ngành kế toán, y-dược, truyền thông, quảng cáo, công nghệ thông tin, kỹ thuật công trình xây dựng.

Hình 14: Nhu cầu tuyển dụng theo trình độ CMKT

Đơn vị tính:%

 
Nguồn: Khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nam Định 

IV. Nhu cầu tìm kiếm việc làm của lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp

Tổng số lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp đăng ký tìm việc làm là 539 người:

1. Nhu cầu tìm việc theo trình độ CMKT

Lao động phổ thông (156 người) chiếm tỷ lệ 28.9%, có nhu cầu tìm kiếm các công việc như: thợ may, thêu và các thợ có liên quan, nhân viên bán hàng bảo vệ …

Lao động có trình độ Sơ cấp, Trung cấp (35 người) chiếm 6.5% chủ yếu có nhu cầu tìm kiếm các công việc như Thợ sửa chữa lắp đặt điện, điện tử; thợ sửa chữa xe máy, ô tô; thợ hàn, thợ cơ khí,  …

Lao động có trình độ cao đẳng (169 người) chiếm 31.4% tập trung chủ yếu có nhu cầu tìm kiếm các công việc như nhân viên nhân sự, nhân viên văn phòng, kế toán, …

Lao động có trình độ đại học (179 người) chiếm 33.2% có nhu cầu tìm kiếm việc các công việc như kế toán, kỹ thuật xây dựng, nhân sự, …

Hình 15: Nhu cầu tìm việc theo trình độ CMKT

Đơn vị tính:%

 
Nguồn: Khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nam Định 

2. Nhu cầu tìm kiếm việc làm theo ngành nghề

Nhu cầu tìm việc làm tập trung nhiều ở các nhóm ngành: thợ may, thêu và các thợ có liên quan (84 người) chiếm 15.58%; vị trí kế toán viên (79 người) chiếm 14.66%; Hành chính nhân sự (67 người) chiếm 12.43%; Thợ nhuộm (30 người) chiếm 5.57%; Giáo viên/Giảng viên (29 người) chiếm 5.38%; Nhân viên kinh doanh, Marketing (32 người) chiếm 5.94%; nhân viên tư vấn bán hàng (28 người) chiếm 5.19%.

Hình 16: Nhu cầu tìm việc làm theo nghành nghề

Đơn vị tính:%

 
Nguồn: Khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nam Định 

3. Nhu cầu tìm việc theo mức lương

Theo số liệu tổng hợp được từ nhu cầu tìm việc làm của lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp thì mức lương mong muốn của lao động như sau:

- Mức 5-7 triệu: 270 người chiếm 50.09%             - Mức 15-20 triệu: 6 người chiếm 1.11%

- Mức thỏa thuận: 57 người chiếm 10.58%           - Mức 3-5 triệu: 42 người chiếm 7.79%

- Mức 7-10 triệu: 146 người chiếm 27.09%           - Mức 1-3 triệu: 0 người chiếm 0%

- Mức 10-15 triệu: 18 người chiếm 3.34%

Hình 17: Nhu cầu tìm việc làm theo mức lương

Đơn vị tính:%

 
Nguồn: Khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nam Định 

4. Nhu cầu tìm việc làm theo kinh nghiệm

Lao động tìm việc chưa có kinh nghiệm (154 người) chiếm 28.57% tổng số nhu cầu tìm việc làm và tập trung chủ yếu ở nhóm ngành thợ may, cắt, thêu và các thợ có liên quan. Khi đó tỷ lệ lao động có trên 5 năm kinh nghiệm trở lên (51 người) chiếm 9.46%; 4 năm kinh nghiệm (89 người) chiếm 16.51%; 3 năm kinh nghiệm (55 người) chiếm 10.20%; 2 năm kinh nghiệm (123 người) chiếm 22.82% và 1 năm, dưới 1 năm kinh nghiệm (67 người) chiếm 12.43%.

 Hình 18: Nhu cầu tìm việc làm theo kinh nghiệm

Đơn vị tính:%

 
Nguồn: Khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nam Định 

 

Báo cáo được thực hiện với sự hỗ trợ về chuyên môn và kỹ thuật của Sở Lao động – Thương binh và xã hội, Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm, Cục việc làm ( Bộ Lao động – TBXH, Các số liệu được cung cấp bởi các Phòng, Ban liên quan,…

Chịu trách nhiệm xuất bản: TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH NAM ĐỊNH

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ: Phòng Khai thác thông tin thị trường

Điện thoại: (+84)02283.848.847 Email: ttgtvlnamdinh@gmail.com

Website:http://www.vieclamnamdinh.gov.vn,

Facebook: TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH NAM ĐỊNH

 

  
TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH NAM ĐỊNH